Vì sao ở Đức hầu như học sinh không phải thi vào đại học mà chỉ cần có bằng tốt nghiệp trung học (Abitur ) là có thể đăng kí vào trường đại học tương ứng?
Đức là nước có nền giáo dục khá phát triển trên thế giới. Hệ thống giáo dục phổ thông hình thành từ khá lâu (khoảng cuối thế kỷ 18 với sự tiên phong của nhà giáo dục Wilhelm von Humboldt (1767-1835).
Qua việc tìm hiểu hệ thống giáo dục ta sẽ hiểu vì sao ở Đức hầu như học sinh không phải thi vào đại học mà chỉ cần có bằng tốt nghiệp trung học (Abitur ) là có thể đăng kí vào trường đại học tương ứng.
Và cũng có lẽ sẽ gợi mở hướng giải quyết “thừa thầy thiếu thợ” như ở nước ta hiện nay.
Hệ thống giáo dục Đức
Hệ thống giáo dục Đức bao gồm 5 cấp độ với nhiều hình thức khác nhau cho mỗi cấp độ:
- Mẫu giáo và mầm nondie Elementarstufe mit den Kindergärten
- Tiểu học (Primarbereich ) học tại các trường tiểu học(Grundschulen )
- Trung học cơ sở ( Sekundarbereich I ) học tại các loại trường Hauptschule (dành cho học sinh trung bình và kém), Realschule ( dành cho học sinh khá) Gesamtschulen (trường dành cho mọi đối tượng học sinh)và Gymnasien(dành cho học sinh khá giỏi)
- Trung học phổ thông và trung học chuyên nghiệp ( der Sekundarbereich II. ) Cấp bạc này học sinh học tại các trương dạy nghề ( berufliche Ausbildung ) trong hai loại cả buổi (Vollzeit-) hoặc vừa học vừa làm ( Teilzeitschulen ) hoặc học tiếp lên lớp 11 tới 13 trong các trường Gymnasien(dành cho học sinh khá giỏi)
- Giáo dục chuyên nghiệp ( Tertiären Stufe) là nói đến cấp độ tại các trường đại học cao đăng (Hochschulen) và dạy nghề nâng cao ( Weiterbildung)
Hệ thống giáo dục mở
Hệ thống giáo dục của Đức là một hệ thống mở , có nghĩa là học sinh có thể thay đổi loại hình đào tạo nếu có đủ khả năng cũng như trình độ. Các học sinh Real và Hauptschule sau khi tham gia học các trường học nghề có thể học tại các lớp học bổ túc để lấy bằng tốt nghiệp phổ thông. Và nếu có bằng tốt nghiệp phổ thông thì có thể nộp đơn vào bất kì trường đại học hoặc cao đẳng nào .
Các trường đại học không tuyển sinh mà chỉ xét dựa trên học bạ và điểm Abitur ngoại trừ một số ngành đặc biệt như âm nhạc, hoạ ,thể thao…
Miễn hoàn toàn học phí cho sinh viên
Học phí hiện tại cho học sinh vẫn là miễn phí, với một số trường đaị học ở một số bang hiện nay đã bắt đầu thu phí (từ năm 2004 ) để nâng cao chất lượng cạnh tranh.
Ta thấy ngay một điều là sự phân loại và định hướng nghề nghiệp cho học sinh ở Đức là sớm, ngay từ bậc trung học cơ sở.Tuy nhiên điều này có lợi thế là sản phẩm giáo dục ra đời sẽ dùng được ngay, không có tình trạng kĩ sư tin học (thầy) nhưng xin việc làm là lắp ráp máy tính (thợ).
Vì có sự gánh đỡ của các trường dạy nghề (mà nghề ra nghề đấy ạ) nên các trường đại học khá rộng để nhận học sinh tốt nghiệp (có Abitur) . Và tính bình quân thì chỉ có 1/3 học sinh là có thể có bằng tốt nghiệp.
Nếu bạn đã quyết định du học Đức thì bạn nhất định phải xác định rõ ràng những câu hỏi sau đây để bạn có thể chọn cho mình một con đường đúng đắn nhất:
-
Kiểu đại học nào bên Đức thích hợp với bạn nhất ?
-
Bạn có quan tâm đến một quá trình học ngắn hạn và hướng nhiều về thực tập như tại các cao đẳng chuyên ngành (FH) hay là một trường năng khiếu đặc biệt như cao đẳng âm nhạc hay điện ảnh ?
-
Bạn hãy xem thêm các thông tin về các cao đẳng chuyên ngành cũng như các cao đẳng âm nhạc và điện ảnh.
-
Bạn muốn học đại học một cách trọn vẹn tại Đức hay chỉ là một quá trình trao đổi giữa đại học của bạn và đại học bên Đức (thường chỉ kéo dài 1 năm) ?
-
Hoặc là bạn đã tốt nghiệp tại nước của bạn và muốn học nâng cao thêm tại nước Đức ?
-
Bằng tốt nghiệp kỹ sư của Đức, bằng cử nhân, hoặc một chứng chỉ quốc gia của nước Đức có được chấp nhận và thích hợp với công việc của bạn tại quê hương bạn không ?
-
Bạn chỉ nên bắt đầu chọn một đại học thích hợp cho mình tại Đức, sau khi đã suy nghĩ kỹ về bước đường sự nghiệp tương lai của mình và đã chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt, nhất là về vấn đề tài chánh. Việc học đại học tại một trường ở Đức cần phải mở ra cho bạn thêm những khả năng, cơ hội trong tương lai chứ không nên bó buộc.
Một số thông tin bạn nên tham khảo cho sự lựa chọn của mình
-
Hệ thống giáo dục Đức được xây dựng theo hai loại hình đào tạo, đó là hệ thống các trường đại học tổng hợp và các trường đại học khoa học ứng dụng.
-
Hệ thống các trường đại học tổng hợp (Uni, TU): với các chương trình giảng dạy luôn phải được tuân thủ và định hướng theo nghiên cứu dựa trên nguyên tắc duy nhất: “Sự thống nhất trong nghiên cứu và giảng dạy”. Hệ thống những trường này luôn đóng vai trò nòng cốt trong giáo dục đại học Đức từ trước đến nay.
-
Hệ thống các trường đại học khoa học ứng dụng (FH): chương trình đào tạo định hướng thực tiễn, chuyên sâu vào kiến thức nghề nghiệp và kỹ năng chuyên môn. Các chương trình đào tạo luôn được tổ chức, sắp xếp chặt chẽ nên thời gian học tập được rút ngắn hơn (thông thường là 4 năm). Đặc biệt sinh viên của các trường thực hành có thể dễ dàng xin việc sau khi tốt nghiệp vì phần lớn các doanh nghiệp Đức cũng như doanh nghiệp Việt Nam đều muốn tuyển dụng những nhân viên có tay nghề và thực hành giỏi.
Ngành học:
Bất kể là bạn muốn học ngành học nào; cơ khí, kỹ thuật, kinh tế hay các ngành khoa học vật liệu mới, khoa học xã hội hay kiến trúc, hội họa..v.v, các trường Đại học Đức luôn sẵn sàng tiếp nhận bạn.
Ngoài ra, tại các trường Đại học của Đức, có rất nhiều các chuyên khoa mới được mở ra các môn khoa học liên ngành như Tin học kinh tế; Kinh tế xây dựng, kinh tế bất động sản, công nghệ sinh học..v.v. Các môn học này đang thu hút rất nhiều sinh viên đến từ các nước trên Thế Giới trong đó có cả các sinh viên thuộc khối châu Âu.
Tất cả các ngành học ở đây đều được đào tạo rất bài bản và có kế hoạch rất rõ ràng. Đặc biệt, các trường ĐH ở đây còn hợp tác với nhiều trường ĐH trên Thế giới, cùng liên kết tổ chức các khóa học bằng tiếng Anh. Các khóa học được tổ chức 1 hoặc 2 kỳ tại Đức, 1 hoặc 2 kỳ ở nước ngoài (Anh, Mỹ, Hà Lan…v.v)
Nguồn: Duhocduc
© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC