Không giống như nhiều quốc gia khác, tại Đức, sinh viên không phải trả bất cứ khoản học phí nào khi vào học tại các trường đại học chuyên ngành và tổng hợp.
Đối với các sinh viên không mang quốc tịch Đức cũng được miễn học phí, do đó Đức là quốc gia có số lượng sinh viên nước ngoài đông chỉ sau Mỹ và Pháp.
Ở Đức, độ tuổi trung bình tốt nghiệp cử nhân lên tới 27,5 tuổi.
Tại Đức, hiện có 88 trường ĐH tổng hợp, 138 trường ĐH chuyên ngành, 46 trường ĐH nghệ thuật, 30 trường ĐH hành chính, 6 trường Sư phạm và 1 trường ĐH KHXH&NV.
Cũng như tất cả các trường đại học khác trên thế giới, các trường đại học ở Đức là nơi cấp bằng cử nhân, kỹ sư, thạc sỹ và tiến sỹ là bằng cấp cao nhất được cấp tại các trường đại học.
Tuy nhiên, tại Đức thời gian đào tạo đại học kéo dài, trung bình từ 6 đến 8 năm.
Trong khi tuổi trung bình tốt nghiệp cử nhân tại Anh là 23, Mỹ 24, Pháp 26 thì tại Đức là 27,5 tuổi.
Nguyên nhân là do chương trình học phổ thông tại nhiều bang của Đức kéo dài 13 năm, nhiều người sau khi tốt nghiệp Tú tài lại đi nghĩa vụ quân sự hoặc thực hiện các nhiệm vụ công ích xã hội…
Theo tính toán, tuổi trung bình của sinh viên Đức khi bắt đầu vào ĐH là 21,5 tuổi.
Học nghề trước khi vào đại học
Một xu hướng đặc biệt phổ biến trong giới trẻ Đức đó là tham gia một khóa học nghề để tìm kiếm nghề nghiệp thích hợp nhất cho bản thân rồi mới đăng kí vào trường đại học. Trong thời gian từ 6 tháng đến 2 năm của khóa học nghề này, các teen Đức sẽ xác định rõ được nghề nghiệp, năng lực và niềm đam mê của mình. Các ngành thường được giới trẻ Đức yêu thích như điện tử, kỹ thuật, ngành y, công nghệ sinh học…
Cũng chính vì khuynh hướng tham gia một khóa học nghề ngắn hạn trước khi đăng kí học đại học ngày càng gia tăng mà số tuổi vào Đại học của Đức cũng muộn hơn.
Miễn học phí
Không giống như nhiều quốc gia khác, tại Đức, sinh viên không phải trả bất cứ khoản học phí nào khi vào học tại các trường đại học chuyên ngành và tổng hợp.
Đối với các sinh viên không mang quốc tịch Đức cũng được miễn học phí, do đó Đức là quốc gia có số lượng sinh viên nước ngoài đông chỉ sau Mỹ và Pháp.
Để thu hút và khuyến khích việc học tập, ngay từ những năm 1970, Đức đã có chính sách mở rộng cơ hội học tập trong số đông dân cư bằng Quỹ hỗ trợ Liên bang về hoạt động giáo dục – đào tạo và các chi phí khác.
Các trường đào tạo không hề thu học phí của học viên. Những chính sách trên đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển ngành giáo dục Đức, hiện nay tỉ lệ người có bằng đại học chiếm hơn 1/3 dân số Đức.
Việc miễn học phí đại học ở Đức nằm trong tiêu chí đảm bảo cơ hội giáo dục bình đẳng cho người dân.
Nguồn: DUHOCDUC/DW
© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC