10 kinh nghiệm thực tế xin visa Đức nhất

10 kinh nghiệm thực tế xin visa Đức nhất

Xin visa Đức có khó không là điều mà nhiều bạn băn khoăn? Xin visa đi Đức khá khó, họ rất khắt khe trong việc cấp visa bởi lượng người Việt Nam đang lao động, học tập và sinh sống tại đây rất lớn.

Hơn nữa Đức là nước có nền kinh tế thịnh vượng nhất trong khối G8 nên lượng người Việt từ các nước trong khối Schengen muốn chuyển đến đây làm việc ngày càng cao.

1 10 Kinh Nghiem Thuc Te Xin Visa Duc Nhat

Hồ sơ cần thiết khi xin visa đi Đức:

Hồ sơ nhân thân:

  • Hộ chiếu bản gốc (có chữ kỹ) + hộ chiếu cũ (nếu có) (photo tất cả các trang có mục xuất nhập cảnh, visa)
  • Chuẩn bị 2 tấm ảnh phông trắng khổ 3.5cm x 4.5cm
  • Hộ khẩu thường trú (photo tất cả các trang có nội dung).
  • Giấy chứng nhận kết hôn(nếu đã có gia đình)

Chứng minh tài chính:

  • Sổ tiết kiệm bản gốc và xác nhận số dư tài khoản ngân hàng bằng tiếng Anh bản gốc (Giá trị ít nhất 200.000.000 VNĐ/khách). Sổ đỏ, sổ hồng, tài sản…(nếu có)
  • Chi tiết lịch trình chuyến đi: Những nơi bạn đến, khách sạn bạn sẽ ở, sử dụng phương tiện gì để đi lại…
  • Mua bảo hiểm du lịch.
  • Book vé máy bay, book khách sạn của những nơi lưu trú đã ghi trong phần lịch trình chi tiết.

Chứng minh nghề nghiệp:

Nếu là cán bộ/nhân viên:

  • Hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm, tuyển dụng, tăng lương
  • Đơn xin nghỉ phép để di du lịch
  • Xác nhận bảng lương 3 năm gần nhất

Nếu là chủ doanh nghiệp:

  • Giấy đăng ký kinh doanh công ty
  • Hồ sơ xác nhận nộp thuế của nhân viên
  • Sao kê tài khoản ngân hàng của công ty 3 tháng gần nhất.

Nếu là học sinh, sinh viên:

Đơn xin nghỉ phép có xác nhận của nhà trường

Nếu là người đã nghỉ hưu:

Sổ hưu(nếu có)

Kinh nghiệm xin visa Đức thực tế:

Sau Brexit, các công ty tại Anh muốn chuyển trụ sở đến Frankfurt, điều này khiến việc làm visa cho người lao động tại đây ngày càng lớn. Do đó thủ tục xin visa Đức ngày càng chặt chẽ, Umove Travel xin chia sẻ kinh nghiệm xin visa Đức để giúp cho việc xin visa của các bạn dễ dàng hơn:

  1. Visa Đức thường cho rất ngắn, đúng như thư mời hoặc đơn khai của bạn. Nhưng nếu xin dài quá mà không có lý do thì có thể visa của bạn sẽ bị từ chối.
  2. Bạn thường phải chờ từ 30-45 ngày mới có lịch hẹn vào Đại sứ quán Đức cho giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm vì số lượng người xin visa ở đây rất đông. Bình thường thì cũng mất vài tuần.
  3. Đại sứ quán Đức thường không cấp visa dạng du lịch trừ khi một công ty du lịch ở Việt Nam có thư mời dạng du lịch được cấp bởi một công ty du lịch tại Đức.
  4. Đại sứ quán Đức thường xét duyệt visa trong khoảng 2 tuần kể từ ngày nộp hồ sơ, bạn sẽ có lịch hẹn để lấy kết quả cụ thể vào các buổi chiều (trừ thứ 6).
  5. Mặc dù phải chờ rất lâu mới có lịch hẹn nhưng nếu hồ sơ không đầy đủ và đúng quy định bạn sẽ không được bổ sung mà phải làm lại từ đầu với việc đặt lịch mới và thời gian chờ đợi như lần đầu.
  6. Các đương đơn trên 70 tuổi phải khám sức khỏe ở các địa chỉ tin cậy như bệnh viện hoặc phòng khám quốc tế được Đại sứ quán Đức chấp nhận như Bệnh viện Việt Pháp, SOS, hay Family Medical.
  7. Lịch hẹn Đại sứ quán Đức phải đầy đủ và chính xác các thông tin về tên, hộ chiếu, ngày tháng năm sinh… cho tất cả các đương đơn chứ không đặt cho một người đại diện cho cả nhóm.
  8. Bạn sẽ không được vào phỏng vấn nếu thông tin trong lịch hẹn của bạn không giống thông tin trong hộ chiếu.
  9. Bạn vẫn đặt được lịch hẹn vào các dịp nghỉ lễ của Việt Nam như 30/4, 1/5 Đại sứ quán Đức nghỉ theo lịch và các dịp lễ của nước Đức.
  10. Lịch hẹn xin visa Đức dài hạn như du học, đoàn tụ… thường sẽ được ĐSQ khóa lại và bạn phải email đến Đại sứ quán và tùy trường hợp mới đươc cấp lịch hẹn.

Để tránh việc nộp hồ sơ rồi nhưng không đủ và phải đặt lại lịch hẹn mới và có thể khi đó thư mời đã hết hiệu lực bạn cần phải chuẩn bị thật kỹ: hồ sơ giấy tờ đảm bảo chuẩn xác.

Việc để visa Đức bị từ chối sẽ làm cho bạn rất khó xin lại visa vào các nước khác trong khối Schengen.

Bởi Đức là nước uy tín trong khối Schengen, nên khi Đức không cấp visa cho bạn thì các nước khác trong khối cũng sẽ không cấp visa. 


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan