Chính vì vậy đây là đất nước được rất nhiều các bạn du học sinh nước ngoài quan tâm và lựa chọn cho con đường học tập và làm việc của mình. Dưới đây là những sự thật khá thú vị về nước Đức mà bạn có thể chưa biết.
Đức là một trong những quốc gia đông dân nhất châu Âu
Đức là quốc gia đông dân nhất của Liên minh Châu Âu, với nền kinh tế tăng trưởng ấn tượng trong chín năm liên tiếp. Nước này vừa qua đã công bố số lượng di cư lên tới 380.000 người vào năm 2018, trong khi lượng trẻ sơ sinh mới chào đời ước tính khoảng 150.000 và 180.000. Dân số Đức đã đạt mức cao kỷ lục 83 triệu người nhờ lượng lớn dân nhập cư.
Một phần ba nước Đức được bao phủ bởi những khu rừng
Mặc dù mật độ dân số dày đặc, tuy nhiên, một phần lớn diện tích của nước Đức vẫn được bao phủ bởi rừng. Nếu bạn là người hâm mộ truyện cổ tích Grimm, bạn có thể đến thăm Rừng Đen xinh đẹp, bối cảnh của nhiều câu chuyện cổ.
Berlin lớn gấp 9 lần Paris và có nhiều cây cầu hơn Venice
Thủ đô Berlin của Đức có diện tích 891,8 km² và có đến 1650 cây cầu trong lòng thành phố.
Thủ đô của nước Đức đã được thay đổi 7 lần
Thời Carolingia, Aachen là thủ đô của Đức. Sau đó, lần lượt là các thành phố Regensburg, Frankfurt, Nuremberg, Berlin, Weimar và Bonn. Berlin trở lại là thủ đô của Đức từ năm 1990 đến nay.
Đức là nước tiêu thụ bia lớn thứ hai của châu Âu
Đối với người Đức, bia không chỉ là thức uống lúc rảnh rỗi, lúc trà dư tửu hậu, mà họ còn dùng bia làm nước giải khát trong cuộc sống hàng ngày. Vào những buổi chiều sau giờ làm việc, tại những quán bia, dễ dàng bắt gặp hình ảnh nhân viên công sở nấn ná làm vài cốc bia trước khi về nhà. Một trong những đặc trưng góp phần tạo nên “văn hóa bia” tại Đức là có thể uống đến say và sau đó vẫy taxi về nhà chứ hiếm khi lái xe trong tình trạng thiếu tỉnh táo.
Ngày nay, bia được công nhận là thức uống phổ biến, là quốc hồn, quốc túy của Đức với hàng ngàn chủng loại phong phú. Trung bình hàng năm một người Đức uống khoảng 120 lít bia.
Có 108 người đoạt giải Nobel
Đây là quốc gia có số giải Nobel cao thứ 3 thế giới, chỉ sau Mỹ và Anh. Người đầu tiên đoạt giải là Wilhelm Conrad Röntgen ở hạng mục Vật lý vào năm 1901, người gần đây nhất là Joachim Frank ngành Hóa học năm 2017. Huyền thoại Albert Einstein (nhận giải Nobel Vật Lý năm 1921) cũng là người Đức và sinh ra ở thành phố Ulm.
Đức có 300 loại bánh mì
Bánh mì là một phần quan trọng trong ẩm thực của Đức. Quốc gia này có tới 300 loại bánh mì (chưa kể các biến tấu địa phương), gần 1.200 loại bánh mì cuộn và bánh nướng. Hai thành phố Ulm và Ebergötzen còn có cả bảo tàng cho du khách khám phá lịch sử và những điều thú vị về bánh mì.
How are you” là một câu hỏi nghiêm túc
Có thể bạn đã bắt đầu quen biết với một người Đức và tự hỏi tại sao bạn lại nhận được một màn độc thoại 15 phút về vấn đề sức khỏe, tài chính, và cuộc sống riêng tư của người đó sau khi chào họ một cách xã giao đơn giản là “How are you?” Lý do đằng sau đó là vì “How are you?” không chỉ là một cụm từ lịch sự trong tiếng Đức, mà đó thực sự là một câu hỏi. Người ta hy vọng bạn trả lời và nói về cuộc sống của bạn – chẳng hạn, gia đình bạn đang làm gì hoặc kế hoạch chiều Chủ nhật của bạn là gì. Nếu bạn gặp ai đó ở hành lang nơi làm việc và không muốn kết thúc với một cuộc trò chuyện dông dài, tốt hơn là chỉ cần nói “Hallo! (‘hi’) và tiếp tục đi.
Mọi người luôn nhìn chằm chằm vào bạn
Nước Đức có vấn đề về việc nhìn chằm chằm: Có thể một bà già ở nhà kế bên đang dõi theo từng cử động của bạn hay một đứa trẻ đứng đối diện bạn trên tàu điện ngầm không thể quay đi. Ở Đức, giao tiếp bằng ánh mắt dữ dội là điều xảy ra hàng ngày – tới mức người nước ngoài và du khách đã gán cho nó cái tên “Nhìn chằm chằm kiểu Đức.” Người đi bộ ở Đức cũng dùng cách này để giao tiếp, và lượng giao tiếp bằng mắt phù hợp vào đúng thời điểm có thể có nghĩa là “Tôi đang đi bộ tới đây, và đó không phải là lỗi của bạn nếu bạn không tránh đường và bị đẩy ra khỏi đường đi.” Bạn có thể cần phải luyện tập đôi chút, nhưng chỉ cần thử nhìn chằm chằm vào sự nhìn chằm chằm của người dân địa phương.
Quốc gia đầu tiên áp dụng giờ DST
Đức là quốc gia đầu tiên trên thế giới áp dụng giờ mùa hè từ năm 1916. Daylight Saving Time (DST) nghĩa là “tiết kiệm ánh sáng ban ngày”, trong đó các quốc gia sẽ chỉnh đồng hồ lên sớm hơn một giờ vào đầu mùa xuân và chỉnh lại vào mùa thu để tận dụng tối đa thời gian có ánh sáng. Quy định này nhằm giảm lượng nhiên liệu dùng cho thắp sáng và sưởi ấm.
Nguồn: ACT
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC