Trong bất kỳ ngôn ngữ nào cũng có thời, dùng để diễn tả thời gian khi sự việc xẩy ra trong quá khứ, trong tương lai và đang diễn ra hiện tại. Chúng ta có thể dùng mũi tên để diễn tả dòng thời gian như sau:
1.Đầu tiên chúng ta nói về thời hiện tại (Präsens):
Cũng như trong tiếng Việt, khi diễn đạt một sự việc nào đó thì có hai khả năng sẽ xảy ra. Một là sự việc đó còn đang diễn ra, chưa kết thúc. Hai là sự việc đó vừa diễn ra xong, vừa kết thúc.
Các anh đang làm gì? Chúng tôi đang ăn.
// dùng chữ “đang” để diễn tả.
Các anh vừa làm gì? Chúng tôi vừa ăn xong.
// dùng chữ “vừa” để diễn tả.
Tiếng Đức cũng tương tự như vậy, chỉ khác là họ có qui tắc hẳn hoi qui định cho thời hoàn chỉnh (Perfekt)chứ không dùng phụ ngữ như tiếng Việt.
– Thời hiện tại (Präsens) thỉ chỉ việc chia động từ nguyên thể ra để nói:
Ich spreche mit der Lehrerin über die Klausur.
// Infinitiv = sprechen
Wir gehen in die Stadt.
// Infinitiv = gehen
– Để lập thể Perfekt thì người ta phải dùng đến trợ động từ “haben”hoặc “sein” cộng với Partizip II. Rất đơn giản:
Wir sind nach Hause gefahren.
// Infinitiv = fahren
Du hast mich geschlagen.
// Infinitiv = schlagen
Cũng tương tự như thời hiện tại, thời Quá khứ cũng được chia ra làm hai là Präteritum (Thời Quá khứ) vàPlusquamperfekt (Quá khứ hoàn chỉnh).
Còn Tương lai cũng tương tự nhưng được gọi là Futur I (Tương lai I) và Futur II (Tương lai II).
2. Perfekt: Sử dụng „haben“ hoặc „sein“ trong thời hiện tại +Partizip II
Er hat viel gearbeitet. // Subjekt + Prädikat + Partizip II
3. Präteritum: sử dụng „arbeiten“ trong thời quá khứ.
Er arbeitete viel. // Subjekt + Prädikat (Im Präteritum)
4. Plusquamperfekt: Sử dụng „haben“ hoặc „sein“ trong quá khứ +Partizip II.
Er hatte viel gearbeitet. // Subjekt + haben + Partizip II
5. Futur I (Tương lai I): Sử dụng „werden“ + Infinitiv.
Er wird viel arbeiten. // Subjekt + werden + Infinitiv
6. Futur II: „werden“ + Perfekt ( haben oder sein + Partizip II).
Er wird viel gearbeitet haben. // Subjekt + werden + Perfekt
Đúng là quá dễ không?
Thời trong tiếng Đức thì dễ rồi, nếu so sánh thì tiếng Anh có 13 thời tất cả. Như thế tiếng Đức đúng là dễ bằng nửa tiếng Anh.
Nhưng đối với người mới học tiếng Đức thì khó nhất vẫn là : Bao giờ thì Perfekt ? Bao giờ thì Präteritum ? Lúc nào thì Futur I, Futur II …?
Thực ra cũng rất đơn giản:
1. Thời hiện tại (Präsens) : Dùng dể diễn tả những gì đang xẩy ra, vẫn chưa kết thúc.
Ich schreibe (gerade) einen Brief. // Vẫn đang viết, chưa kết thúc
Nhiều khi sự việc đã bắt đầu trong quá khứ và quan trọng là vẫn chưa kết thúc.
Peter lernt Deutsch seit drei Monaten. // Vẫn còn đang học, chưa kết thúc
2. Thời hoàn chỉnh(Perfekt)
Dùng để diễn tả những gì đã kết thúc(đã hoàn chỉnh). Sự việc được miêu tả cũng có thể đã xẩy ra rất lâu rồi(Vor einem Jahrhabe ich mir ein Haus gekauft.) hoặc vừa mới xảy ra (Ich habe vor 10 Minuten von meiner Freundin getrennt.).
Chú ý: Nếu nói về thời điểm (thời gian) thì Perfekt xẩy ra trướcPräsens. Vì thế người ta còn gọi Perfekt làVorgegenwart (trước thời hiện tại). Bình thường ra khi sử dụng Perfekt phải đi đôi vớiPräsens vì không có ai vô duyên vô cớ lại nói « Tôi vừa ăn xong. ». Dĩ nhiên là trước đó phải có người hỏi anh ta làm gì và thời điểm hỏi là Präsens (Was hast du voher gemacht?). Trong thời điểm hỏi này anh ta không ăn nữa. Ở đây diễn biến của sự việc được hai cá nhân trình bầy, người hỏi dùng Präsens và người trả lời chỉ cần dùng Perfekt là đủ.
Sự khác nhau giữa Perfekt và Präteritum là Perfekt miêu tả sự việc đã kết thúcvà được dùng nhiều trong ngôn ngữ nói hàng ngày.Präteritum thì cũng như Präsens, dùng đễ miêu tả những gì còn đang xẩy ra chỉ khác là đang xẩy ra trong quá khứ. Thêm nữaPräteritum dùng nhiều trong ngôn ngữ viết (sách truyện…)
Ich habe gerade einen Brief geschrieben. // Vừa viết xong, đã kết thúc
3. Thời quá khứ(Preteritum)
Dùng để diễn tả những gì còn đang xẩy ratrong quá khứ. Nghe thì mâu thuẫn, nhưng cũng đúng thôi. Trong tiếng Việt thì người ta dùng phụ từ ví dụ như:
Ngày ấy tôi đang viết thư. // Chỉ khác Präsensở chữ „Ngày ấy“
Cũng chính vì thế mà Präteritum hay được dùng trong ngôn ngữ viết vì khi viết truyện người ta phải kể lại „ngày ấy thế nọ, ngày ấy thế kia…“.
Ich schrieb einen Brief. // So với Präsens chỉ khác ở chữ „schrieb“
4. Thời quá khứ hoàn chỉnh(Plusquamperfekt)
Dùng để diễn tả những gì đã hoàn chỉnh trong quá khứ. Như thế có nghĩa là Plusquamperfekt còn đứng trướcPräteritum. Cũng vì vậy mà người Đức gọi nó là Vorvergangenheit (trước thời quá khứ).
Điều này có nghĩa là phải có thời quá khứ (Präteritum) mới có thời quá khứ hoàn chỉnh (Plusquamperfekt).Nói một cách đơn giản là khi sử dụng Plusquamperfekt phải có Präteritum đi kèm. Về trình tự thời gian thì bao giờ Plusquamperfekt cũng đứng trước Präteritum.
Ngừơi ta có thể hoán vị câu nói này:
Bevor meine Mutter nach Hause kam, hatte ich einen Brief geschrieben.
Thế nhưng mặc dù về vị trí trong câu Präteritum đứng trước nhưng về trình tự thời gian Plusquamperfektcũng vẫn xảy ra trướcPräteritum.
Đáng nhớ:
Plusquamperpekt chủ yếu dùng trong ngôn ngữ viết(kể lại), rất ít khi dùng trong ngôn ngữ nói. Khi sử dụng nó người ta thường dùng chung với Präteritum:
Als ich nach Hause kamm,war der Gast schon gegangen.
Cả hai câu này đều diễn tả về quá khứ. Nhưng việc người khách đã bỏ đi xẩy ra trước lúc tôi về nhà.
5. Tương lai I(Futur I)
Rất hay được sử dụng để chuẩn đoán trong cuộc sống hàng ngày. Điều này dĩ nhiên là hợp lý vì sự việc đã xẩy ra đâu, chỉ có đoán mò thôi.
– Chuẩn đoán: Es wird heute noch regnen. // Hôm nay trời sẽ mưa.
– Hứa hẹn: Mama, ich werde jetzt immer lieb sein.
– Lên kế hoạch: Wir werden im Sommer nach Vietnam fliegen.
– Đoán mò: Sie wird ihn wohl bald heiraten.
– Và ra lệnh: Du wirst dich sofort bei ihm entschuldigen.
6. Tương lai II (Futur II)
Dùng để chuẩn đoán về những sự việc hoàn chỉnh sẽ xẩy ra trong tương lai và đã xẩy ra trong quá khứ(đoán mò).
– Chưa xẩy ra: Er wird sie bald geheiratet haben.
– Đã xẩy ra: Er wird wohl den Zug verpasst haben.
© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC