5 nơi bẩn nhất trong nồi cơm điện và cách làm sạch chúng để cơm nấu ngon hơn và đỡ tốn điện hơn

5 nơi bẩn nhất trong nồi cơm điện và cách làm sạch chúng để cơm nấu ngon hơn và đỡ tốn điện hơn

Lỗ thông hơi, nắp trong, đế nồi... là những nơi tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn, tiềm ẩn nguy cơ gây hại sức khỏe và hỏng hóc thiết bị.

1 5 Noi Ban Nhat Trong Noi Com Dien Va Cach Lam Sach Chung De Com Nau Ngon Hon Va Do Ton Dien Hon

Sau khi sử dụng nồi cơm điện một thời gian, tốc độ nấu sẽ chậm lại, cơm dính vào đáy nồi và ảnh hưởng đến mùi vị của cơm. Nhiều người cho rằng sự cố này do nồi cơm điện đã cũ. Trên thực tế, đôi khi hiệu quả nấu nướng của nồi cơm điện kém đi không chỉ do nó đã cũ mà còn do một số khu vực không được vệ sinh sạch sẽ.

Nắp bên trong nồi cơm điện

2 5 Noi Ban Nhat Trong Noi Com Dien Va Cach Lam Sach Chung De Com Nau Ngon Hon Va Do Ton Dien Hon

Khi nấu, hơi nước trong nồi cơm sẽ thoát ra qua cửa thoát khí bên ngoài nhưng một phần sẽ đọng lại ở nắp trong. Nếu trên nắp nồi có bụi bẩn mà không được làm sạch, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơm, gây nguy hại tới sức khỏe. Để làm sạch, bạn dùng một miếng giẻ lau sạch bụi bẩn ở nắp nồi. Tốt nhất là bạn nên vệ sinh nắp trong của nồi cơm điện ngay sau khi nấu.

Vòng đệm cao su trong nắp nồi cơm

3 5 Noi Ban Nhat Trong Noi Com Dien Va Cach Lam Sach Chung De Com Nau Ngon Hon Va Do Ton Dien Hon

Vòng đệm cao su nằm xung quanh nắp nồi cơm điện và có nhiệm vụ tạo ra một lớp niêm phong chắc chắn giữa nắp và thân nồi, giúp giữ ấm và ngăn hơi nước thoát ra ngoài. Đây là một trong những vị trí bẩn nhất của nồi cơm điện do cặn thực phẩm và hơi nước bám vào, có thể làm giảm hiệu quả niêm phong và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

4 5 Noi Ban Nhat Trong Noi Com Dien Va Cach Lam Sach Chung De Com Nau Ngon Hon Va Do Ton Dien Hon

Cách làm sạch: Rút hết điện của thiết bị đã ngừng hoạt động rồi để nguội. Tháo vòng đệm ra khỏi nắp nồi để vệ sinh. Trong trường hợp không thể tháo rời đệm, hãy làm sạch trực tiếp. Rửa vòng đệm bằng nước sạch và xà phòng nhẹ. Dùng bọt biển mềm hoặc bàn chải nhỏ để làm sạch cặn bẩn và cặn thực phẩm bám vào. Sau khi rửa sạch, lau khô vòng đệm bằng vải sạch hoặc giấy thấm và lắp lại vào nắp nồi.

Đế nồi cơm điện

5 5 Noi Ban Nhat Trong Noi Com Dien Va Cach Lam Sach Chung De Com Nau Ngon Hon Va Do Ton Dien Hon

Đĩa dẫn nhiệt nằm ở đáy nồi cơm điện, là nơi bạn đặt ruột nồi đựng cơm nên. Trong quá trình nấu và sử dụng nồi, những hạt gạo, hạt cơm có thể rơi xuống bộ phận này, nếu bạn không để ý lấy ra thì nhiệt sẽ làm chúng bị cháy, tạo ra những vết bẩn trên đĩa dẫn nhiệt, ảnh hưởng đến hiệu suất truyền nhiệt, khiến nồi hoạt động kém hiệu quả dù rất tốn điện. Vì thế, bạn cần thường xuyên kiểm tra và vệ sinh đĩa dẫn nhiệt - một trong những bộ phận bẩn nhất của nồi cơm điện. Có thể dùng kem đánh răng và bản chải răng để cọ sạch các khe hở, đánh sạch các vết bẩn.

Lỗ thông hơi

6 5 Noi Ban Nhat Trong Noi Com Dien Va Cach Lam Sach Chung De Com Nau Ngon Hon Va Do Ton Dien Hon

Lỗ thoát khí của nồi cơm điện bị tắc sẽ làm tăng thời gian nấu, đồng thời còn sinh sôi vi khuẩn. Do đó, bạn cần vệ sinh lỗ thoát khí thường xuyên để nấu cơm ngon hơn và thời gian nấu rút ngắn đi rất nhiều. Việc vệ sinh lỗ thông hơi của nồi cơm điện cũng rất đơn giản. Sau khi mở nắp lỗ thông hơi, hãy rửa bằng nước sạch nhiều lần. Bạn cũng có thể dùng bàn chải đánh răng chải sạch lỗ thông hơi.

Bảng điện tử của nồi cơm, phích cắm

Nếu thời gian nấu của nồi cơm điện ngày càng lâu hoặc mùi vị cơm kém thì có thể do bảng điện tử, phích cắm bị bẩn. Bạn cần thường xuyên kiểm tra vị trí này của nồi cơm điện. Nếu có bụi bẩn, bạn có thể lau bằng giẻ khô sạch. Tuyệt đối không được làm sạch phích cắm của nồi cơm bằng nước vì sẽ gây mất an toàn.

Theo Gia đình và xã hội


© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan