Chống nắng đường Sài Gòn cần mái che hay cây xanh?

Chống nắng đường Sài Gòn cần mái che hay cây xanh?

Cơ quan chức năng TP HCM vừa đề xuất lắp mái che dọc vỉa hè đường Lê Lợi, quận 1, tạo bóng mát, che mưa, hình thành không gian đi bộ, kinh phí 20-30 tỷ đồng.

Độc giả tranh luận về việc có nên lắp mái che chống nắng cho vỉa hè trong lúc chờ cây xanh đủ lớn để tạo bóng mát.

1 Chong Nang Duong Sai Gon Can Mai Che Hay Cay Xanh

Đây là nội dung giải pháp cải tạo cảnh quan đường Lê Lợi sau khi tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) hoàn trả mặt bằng trong điều kiện chưa thể bố trí ngay mảng xanh đủ lớn để tạo bóng mát cho vỉa hè.

Thông tin này nhận được bình luận nhiều chiều của độc giả VnExpress. Một số độc giả cho rằng trung tâm thành phố rất cần mảng xanh, vì thế với kinh phí hàng chục tỷ đồng làm mái che nên được "đầu tư" dài hạn vào việc trồng cây:

Độc giả Xuân Điệp đánh giá: "Làm bằng vật liệu nhân tạo thì giá trị được 10-15 năm là cùng, trong khi cơ bản là che mưa, nắng thì không làm mát được. Trong khi đó trồng cây xanh thì lợi ích hàng trăm năm (trừ khi chặt đi trồng lại), nó vừa làm bóng mát vừa làm trong lành không khí.

Vẫn biết là muốn to, muốn đẹp thì đôi khi phải hy sinh, nhưng khi xong rồi thì nên tìm cách làm xanh lại môi trường. Những năm trước các địa phương khác cũng bị phản ứng việc chặt cây, nhưng để bù lại thì sau đó họ đã trồng nhiều cây hơn và trồng cây phù hợp hơn. Bởi vậy giờ rất nhiều tuyến phố rất đẹp, cây thẳng hàng xanh ngắt. Tôi thấy ở giữa và hai bên vỉa hè chưa có cây, nếu mà trồng được hai hàng bàng lá nhỏ ở đây thì tuyệt vời.

Độc giả có nickname blknemesis98: "Nếu sau này phát triển những khu mua sắm trong lòng đất hay trong những tòa nhà thì không có lý do gì để làm mái che. Nó vừa mất đi tầm nhìn thoáng mát mất cảnh quan của khu trung tâm. Nhất là về chiều tối thì cần không gian thoáng mát chứ không phải mái che.

Hãy trồng thêm cây xanh giữ lại cái hồn xưa nay của đô thị này mà lại che nắng. Chứ đừng tạo ra một khu nhà lồng với mái che ngột ngạt như bao thành phố khác".

Độc giả có nickname Tuệ Thiết Tử đánh giá hiệu quả của mái che:

"Mái tôn nóng lắm, hãy để không khí nóng nó bốc lên cao thoát nhiệt. Nếu lợp mái che cả một đoạn dài thì gây hầm, hơn nữa thời nay mấy ai đi bộ, đi bộ có mấy đâu.

Chưa kể làm mặt đường vỉa hè bên dưới không có chỗ thoát nhiệt, khi mưa lại không có chỗ rửa nhiệt, có khi làm nơi tụ tập của mấy người lang thang. Còn có khả năng bị chiếm dụng làm quán vỉa hè, rồi dựng xe, kinh phí duy trì...

Nếu có làm thì làm từng đoạn dừng nghỉ mát ví dụ 300, 500 m một đoạn dừng nghỉ để người dân khi đi nắng quá sẽ ngồi nghỉ tạm rồi sau đó hạ nhiệt cơ thể thì đi tiếp, vật liệu sử dụng loại không tích nhiệt, không nóng, thoát nhiệt...

Trong khi đó, một số độc giả cho rằng mái che vỉa hè đã xuất hiện ở nhiều nước, nên đây cũng là một giải pháp tình thế để chống nắng trong khi chờ cây xanh lớn:

"Tôi thấy Singapore đã làm những mái che nắng ở vỉa hè giúp người dân đi lại dễ chịu hơn, tạo điều kiện cho người dân đi bộ nhiều hơn. Thành phố nên làm để người dân thành phố hưởng ứng đi bộ nhiều hơn".

H

"Cây xanh nguy cơ đổ gẫy khi dông bão không che được mưa, trước tôi thấy bên Malaysia có lắp mái che trên đường phố".

Độ Mai

"Tôi đồng lý lắp mái che với những nơi chưa có cây hoặc bóng cây không đủ (và cả khi có cây ở nơi nhiều người) như là khu vực ga Bến Thành chẳn hạn. Singapore có cả mạng lưới mái che vỉa hè, đảm bảo che chắn khỏi mưa và nắng cũng là cách khuyến khích đi bộ".

soemhuh

Hữu Nghị 


© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan