Tuy nhiên hãy nhớ rằng sự chân thành và giá trị vật chất hoàn toàn không thể so sánh với nhau.
Giữa người với người, không phải lúc nào cũng là vì lợi ích. Vì vậy, hoàn toàn không có sự trao đổi tương đương, những thứ như tình cảm không thể được đo lường bằng vật chất. (Ảnh: Antonio Guillem/ Shutterstock)
Điều hạnh phúc nhất của một người không phải là giàu có, học thức hay quyền lực, mà là khi gặp khó khăn hay bất lực, sẽ luôn có một người ở bên và sưởi ấm trái tim họ. Hạnh phúc nhất là khi thất bại vẫn có người nâng đỡ, khi gục ngã vẫn có người tin tưởng. Hãy biết ơn và trả ơn xứng đáng với những người bạn đáng quý như vậy trong cuộc đời bạn.
1. Người đã giúp đỡ bạn, đừng nghĩ rằng trả ơn bằng một bữa tối là xong
Cái gọi là “có đi có lại” không phải là một sự trao đổi ngang giá. Khi được ai đó giúp đỡ, chúng ta thường đo lường giá trị của hành động ra giá trị vật chất, rồi nghĩ rằng đãi người đó một bữa ăn là để trả ơn.
Mỗi lần được giúp đỡ, bạn có thể trả ơn bằng một bữa ăn, nhưng so với ân tình và lòng tốt đó là không cân xứng. Bởi lẽ nó không như một món hàng, khi bạn cần mua là sẽ có người bán, thực tế thì không phải ai cũng sẽ ra tay giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn.
Giữa người với người, không phải lúc nào cũng là vì lợi ích. Vì vậy, hoàn toàn không có sự trao đổi tương đương, những thứ như tình cảm không thể được đo lường bằng vật chất.
Người giúp bạn có thể chỉ là giúp bạn vượt qua khó khăn, nhưng bạn không biết được trái tim của người ấy mạnh mẽ và ấm áp đến nhường nào. Bởi vì quan tâm nên mới có giúp đỡ, bởi vì yêu thương nên mới có nhân nhượng, và bởi vì quý trọng nên mới có bầu bạn.
Cần nhận thức rằng kết quả của mối quan hệ giữa người với người phải là điều lâu dài. Bạn giúp tôi, tôi trả lại bạn, bạn ở bên khi tôi cần, và tôi sẽ không bao giờ vắng mặt khi bạn cần! Đây chính là tình cảm trong sáng chân thành nhất của con người.
Hãy đền ơn xứng đáng với những người bạn đáng quý trong đời bạn, không phải chỉ bằng vật chất, bởi nó không thể so sánh với sự chân thành. (Ảnh: Prazis Images/ shutterstock)
2. Đừng sợ người khác phiền phức mình, cùng đừng lo mình làm phiền người khác
Người khác gây phiền phức cho bạn có khi lại là một điều tốt. Bởi vì chúng ta thật may mắn gặp được một người có thể nói chuyện và sẵn sàng chỉ ra những điểm yếu cho bản thân.
Ngược lại, bạn gây phiền toái cho người khác cũng là một điều tốt. Bởi khi bày tỏ nhu cầu của mình, chúng ta đã cho đối phương cảm nhận được rằng họ quan trọng như thế nào trong lòng chúng ta. Dĩ nhiên, làm phiền người khác không có nghĩa là làm quá phận, xem người ta như “nô lệ” của mình.
Thực chất là khi chúng ta không thể vượt qua một số trở ngại, chúng ta có thể nói về những tâm tình chất chứa trong lòng và bày tỏ mong muốn sự động viên an ủi từ họ. Làm phiền người khác là điều không nên, nhưng có khi bản thân cảm thấy lạc lối, trong khi người ngoài cuộc lại rất sáng tỏ, vậy nhờ giúp đỡ cũng có gì đáng xấu hổ.
Gây phiền toái cho người khác không phải là đòi hỏi quyền lợi một cách hiển nhiên, cũng không phải đòi hỏi sự giúp đỡ một cách vô độ. Trên thực tế, những người mà chúng ta làm phiền đều là những người gần gũi nhất, cho nên đừng ngại ngần bày tỏ nỗi niềm với họ.
Nhưng cũng đừng vì một mối quan hệ tốt đẹp và tình cảm sâu sắc mà quên đi sự đền đáp và biết ơn, đừng coi đó là điều dĩ nhiên khi gây rắc rối cho người khác. Nếu ai đó xung quanh làm phiền bạn và chân thành tìm kiếm sự giúp đỡ của bạn, chúng ta đừng “keo kiệt” trong việc giúp đỡ họ nhé. Bởi một mối quan hệ tốt đẹp là kết quả của sự trân trọng và giúp đỡ khi mà ai đó cần bạn nhất.
Trúc Nhi/ Theo Aboluowang
© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC