1. Bố về đến nhà là xem điện thoại
Việc cha mẹ sử dụng thiết bị di động có thể có tác động tiêu cực đến cảm xúc và khả năng tương tác xã hội của trẻ nhỏ. Ảnh minh họa
Thấy trẻ nghiện điện thoại nhiều cha mẹ tức giận và cho rằng con đang vô kỷ luật. Nhưng thực tế ở nhiều gia đình, người bố còn mắc chứng "nghiện" điện thoại nặng hơn con cái. Ví dụ khi đi làm về, việc đầu tiên bố làm không phải rửa tay mà nằm dài trên sofa xem điện thoại. Khi ăn, tắm, thậm chí đi vệ sinh, họ cũng luôn dán mắt vào màn hình.
Việc cha mẹ sử dụng thiết bị di động có thể có tác động tiêu cực đến cảm xúc và khả năng tương tác xã hội của trẻ nhỏ, đồng thời giảm khả năng thấu hiểu giữa đôi bên. Hành vi như vậy không chỉ là tấm gương xấu mà còn khiến trẻ trở nên lười biếng, phá hủy bầu không khí học tập trong gia đình.
Bởi vậy, thay vì rao giảng lý thuyết, tốt hơn hết là nên làm gương cho con. Nếu người bố thay đổi bằng cách rời xa điện thoại mỗi khi về nhà, sẽ không có gì ngạc nhiên khi trẻ phát triển tính tự giác và siêng năng. Bố tự giác thì con cái về cơ bản không lười biếng, bố không tự giác thì khó nuôi dạy con cái có ý thức.
2. Bố hay cãi nhau với mẹ
Yếu tố đầu tiên để hình thành nên một đứa trẻ ngoan ngoãn và thành công chính là chúng phải được nuôi dưỡng bằng chính tình yêu thường của bố và mẹ. Và cách các ông bố thể hiện tình cảm, tình yêu của mình mạnh mẽ và tốt đẹp nhất không phải là dành cho đứa trẻ mà hãy dành điều đó cho người vợ, người mẹ của chúng.
Nghĩa là một ông bố biết yêu chiều, quan tâm mẹ sẽ làm đứa trẻ cảm nhận được tình yêu và sự ấm áp của bố. Với con, cha là người đàn ông mạnh mẽ, là chỗ dựa cho mẹ, có thể bảo vệ đứa trẻ.
Ngược lại, một người bố chỉ biết cãi nhau với mẹ, điều này sẽ làm con sợ hãi, khiến con cảm thấy bất ổn về tình cảm. Về lâu dài có thể dẫn đến trạng thái rối loạn tâm lý ở trẻ. Nếu một đứa trẻ chưa có sự thấu hiểu như một người trưởng thành hoặc khả năng chịu đựng kém thì mỗi lần nhìn thấy bố cãi nhau với mẹ sẽ nảy sinh nhiều vấn đề tâm lý khác.
Một người bố chỉ biết cãi nhau với mẹ, điều này sẽ làm con sợ hãi, khiến con cảm thấy bất ổn về tình cảm. Ảnh minh họa
3. Bố hay nói tục
Bố thường xuyên nói tục hoặc nói ra những điều bất lịch sự trước mặt con sẽ khiến bé hiểu rằng, nói như vậy là chẳng có gì sai trái.
Ban đầu, ở những tình huống cụ thể, con sẽ phát ngôn một cách vô thức dù chưa hiểu nghĩa của từ đó, nhưng càng về sau trẻ sẽ dần biến nó thành thói quen và tự cho phép mình được nói như vậy. Về lâu dài, con sẽ khó mà thay đổi thói quen này, dùng nó để giao tiếp với người thân, bạn bè ngoài xã hội.
4. Bố không chia sẻ việc nhà với mẹ
Trong gia đình hiện đại, không khó gặp cảnh tượng mẹ giặt và phơi quần áo trong khi bố nằm chơi trên sofa; Mẹ rửa rau nấu cơm, bố lại dán mắt vào điện thoại chơi game, lâu lâu lại hỏi "Sắp ăn cơm chưa?".
Các nhà khoa học Nga đã tiến hành một cuộc kiểm tra 100 trẻ em 3-5 tuổi. Nhóm nghiên cứu này đã chia 100 em này thành 2 nhóm riêng biệt. Nhóm 1 là những em học sinh có bố chăm làm việc nhà, nhóm 2 có bố lười làm việc nhà. Sau đó, họ cho những em học sinh này tham gia vào một trò chơi có liên quan đến IQ. Sau một năm thực hiện cuộc kiểm tra, các nhà khoa học đưa ra kết luận. Có đến 80% học sinh trong nhóm 1 hoàn thành xuất sắc trò chơi IQ, trong khi đó nhóm 2 chỉ đạt 40%.
Các nhà khoa học cũng nhấn mạnh thêm, trẻ gần gũi với mẹ nhưng lại học nhiều điều từ bố. Gần gũi bố, học những điều tốt từ bố sẽ giúp con tăng khả năng tìm tòi, sáng tạo của mình, từ đó hỗ trợ tối ưu cho sự phát triển trí tuệ.
Nghiên cứu cũng chỉ ra, nếu người bố không bao giờ chạm tay vào việc nhà, con trai cũng sẽ thiếu tinh thần trách nhiệm và không biết quan tâm tới người khác. Còn con gái luôn kém tự tin, ngại khó khăn và có lựa chọn nghề nghiệp hạn hẹp hơn. Bởi vậy một người cha chủ động làm việc nhà là người tạo ra cuộc sống hạnh phúc cho con cái.
Nếu người bố không bao giờ chạm tay vào việc nhà, con trai cũng sẽ thiếu tinh thần trách nhiệm. Ảnh minh họa
5. Ông bố bạo lực
Bạo lực không phải là đầu tiên nhưng nằm trong top những điều khiến một đứa trẻ trở thành con người xấu xa trong tương lai. Nếu bố chỉ thích giải quyết mọi chuyện bằng xu hướng bạo lực, đứa trẻ có thể học theo.
Hoặc một trường hợp khác là bố và con ở hai thái cực khác nhau. Nếu người bố thích bạo lực, cáu gắt thì đứa trẻ sẽ rụt rè nhưng lại rụt rè trong sợ hãi. Điều này càng đáng sợ hơn và không có lợi đối với việc phát triển sự tự tin cho con, thậm chí có thể tổn thương nghiêm trọng đến tâm lý của con.
6. Bố hay hứa suông
Bên cạnh một số lời nói dối vô hại (với mục đích giữ gìn sức khỏe cho con) thì nhiều người lớn vẫn có thói quen nói dối trong những tình huống đơn giản hàng ngày.
Ví dụ như khi con hỏi về vấn đề tế nhị, nhiều phụ huynh có thái độ lảng tránh, bảo rằng mình không biết. Hoặc đơn giản bố nhàn rỗi nhưng lại nói là bận bịu, không có thời gian đưa con đi chơi... Trẻ hoàn toàn có thể đọc được cảm xúc của bố mẹ nên nếu nhiều lần như thế, con sẽ không còn tin tưởng bạn nữa.
7. Bố luôn cáu giận
Đại học Cambridge ở Vương quốc Anh từng tiến hành thí nghiệm về mối quan hệ giữa di truyền và tính cách. Theo đó, người mẹ ảnh hưởng trực tiếp tới trí thông minh của trẻ, trong khi tính cách của trẻ lại bị ảnh hưởng lớn từ bố. Nếu có một người cha ôn hòa, trẻ sẽ học được cách giao tiếp tốt, còn ngược lại nếu có một người cha nóng tính, đứa trẻ cũng trở nên hung dữ, luôn giải quyết mọi việc bằng bạo lực.
Bởi vậy, người cha nên hướng dẫn con cách kiềm chế cảm xúc. Biết cách "điều hướng" sự nóng nảy của bản thân bằng những lời ấm áp khoan dung. Một người cha có thể kiểm soát tốt tính nóng nảy của mình có thể dạy trẻ cách quản lý cảm xúc của chúng. 99% thành công của con đến từ 1% sự thay đổi của người cha.
Một người cha nóng tính, đứa trẻ cũng trở nên hung dữ, luôn giải quyết mọi việc bằng bạo lực. Ảnh minh họa
8. Ông bố hay hút thuốc lá
Hút thuốc lá là con đường khiến sức khỏe của bản thân ông bố ngày càng đi xuống. Điều đó được ví như một cái cây không được tưới nước, sẽ khô héo và chết dần.
Tuy nhiên, trên thực tế có thể thấy, rất nhiều trường hợp bố hút thuốc nhưng con nhỏ là người gánh chịu hậu quả đầu tiên và những nguy cơ tiềm ẩn khác như viêm phế quản, viêm phổi, tăng tỷ lệ mắc bệnh về hô hấp, bệnh hen suyễn,…
Theo GĐXH
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC