Sự thật bất ngờ về bức ảnh chế "Đi đâu đấy? Sao về rồi" gây sốt mạng xã hội

Sự thật bất ngờ về bức ảnh chế "Đi đâu đấy? Sao về rồi" gây sốt mạng xã hội

Bức vẽ 2 mẹ con "Đi đâu đấy? Sao về rồi?" gây sốt cộng đồng mạng Việt Nam là tác phẩm của họa sĩ chuyên vẽ truyện hoạt hình người tiểu bang New Mexico (Mỹ) tên Ricardo Caté.

132 1 Su That Bat Ngo Ve Buc Anh Che Di Dau Day Sao Ve Roi Gay Sot Mang Xa Hoi

Bức ảnh chế gây sốt mạng xã hội thời gian qua. Ảnh: FB

Bức ảnh chế gây sốt mạng xã hội thời gian qua. Ảnh: FB

Thời gian gần đây, bức ảnh hoạt hình 2 mẹ con "Đi đâu đấy? Sao về rồi?" khiến cư dân mạng Việt Nam xôn xao. Trước đó, bức hình cũng từng gây sốt ở nhiều quốc gia khác như Philippines, Thái Lan...

Bức ảnh 2 mẹ con mà dân mạng truyền tay nhau rộng rãi trên mạng xã hội được ông Ricardo vẽ từ 3 năm trước với nguyên bản là cuộc trò chuyện giữa 2 mẹ con. Trong đó, người mẹ hỏi: "Rồi hôm nay con học được gì ở trường?", và đứa con trả lời: "Chưa học được gì nhiều nên họ bảo con phải quay lại trường vào ngày mai mẹ ạ".

132 2 Su That Bat Ngo Ve Buc Anh Che Di Dau Day Sao Ve Roi Gay Sot Mang Xa Hoi

Ông Ricardo đến từ Kewa Pueblo thuộc hạt Sandoval. Ảnh: T.L

Một trong những sự thật thú vị về bức ảnh là đứa trẻ trong đó là bé trai, không phải bé gái như hầu hết mọi người lầm tưởng suốt thời gian qua.

Tại Philippines, nhiều phiên bản trò chuyện của mẹ và con cũng xuất hiện khắp mạng xã hội. Tổng lãnh sự quán Philippines tại Iraq đã sử dụng hình ảnh này để chế ra nội dung cảnh báo người Philippines tìm kiếm việc làm từ những tuyển dụng trái phép.

132 3 Su That Bat Ngo Ve Buc Anh Che Di Dau Day Sao Ve Roi Gay Sot Mang Xa Hoi

Ảnh chế trên mạng xã hội của Việt Nam. Ảnh: FB

Ricardo Caté là họa sĩ gốc da đỏ duy nhất hiện đang vẽ tranh biếm họa cho các tờ nhật báo ở tiểu bang New Mexico như tờ Taos News và Santa Fe New Mexican. Đề tài của ông chủ yếu lấy từ cuộc sống của cộng đồng người gốc da đỏ, điều này lý giải cho búi tóc tết của cậu con trai trong trào lưu ảnh chế.

Ông vẽ tranh hoạt hình từ khi học lớp 7 và tiếp tục vẽ khi vào trung học, đại học, thậm chí sau khi gia nhập thủy quân lục chiến.

Ông thích vẽ tranh biếm họa hoạt hình vì cho rằng đó là cách tốt nhất để thể hiện suy nghĩ, quan điểm của mình vì bản thân ông cũng như nhiều trẻ em da đỏ vào thời điểm đó gặp trở ngại trong giao tiếp bằng tiếng Anh.

 

Nguồn: Báo Lao động


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan