Những ngày gần đây, nhiều người tham gia mạng xã hội facebook liên tục chia sẻ thông điệp “ủng hộ 30.000 đồng cho các trẻ em mắc bệnh ung thư” bằng hình thức đăng tải bức hình hoa hướng dương kèm nội dung:
“Hãy góp phần ủng hộ 30.000 đồng cho các trẻ em bệnh ung thư."
Đa phần, các bức ảnh được đăng tải đều có nguồn coppy, một số ít tự vẽ và rất hiếm người tự làm.
Mỗi status như thế này đăng trên mạng Facebook từ giờ cho đến ngày 2/12/2018 sẽ được Công ty cổ phần dược phẩm Eco đóng góp 30.000 đồng vào chương trình.
Những bức ảnh liên quan đến hoa hướng dương liên tục được đăng tải.
Tuy nhiên, có một sự thật là rất nhiều người đang biến một hành động nhân văn thành trào lưu mạng xã hội, khi người người nhà nhà “cắm đầu cắm cổ” chia sẻ những bức ảnh hoa hướng dương mà không hề tìm hiểu về chương trình mang tính xã hội này.
Ngoài ra, có không ít người thắc mắc liệu đây là hoạt động từ thiện thật hay chỉ là một chiêu trò PR và cộng đồng mạng đang bị dắt mũi. Nhất là khi mới đây, trên một trang mạng xã hội có lượng lớn người theo dõi vừa đăng tải một bài viết bàn về sự thật của hoạt động này có nội dung như sau:
“Các bạn có thể ngừng share cái hình Hoa Hướng Dương ủng hộ bệnh nhi ung thư được không vậy?
Hãy dành ra vài phút để đọc điều lệ của chương trình. 2 điều quan trọng nhất là phải:
- Tự vẽ tranh hoặc tự làm hoa hướng dương. Chứ ko phải copy cái hình chụp lại rồi đăng như tất cả các bạn đang làm.
- Khi đăng phải tag 3 người bạn khác của mình vào
Toàn là copy hình và share không à. Làm sai bét thì mấy đứa nhỏ bị bệnh nhi không nhận được đồng nào đâu.
Ngay lập tức, bài viết thu hút được sự quan tâm lớn từ cộng đồng mạng, một màn tranh cãi nảy lửa nổ ra: “Rốt cuộc đâu mới là sự thật?”. Trong khi rất nhiều người khẳng định rằng đây là một hoạt động từ thiện rất nhân văn dành cho người dùng mạng xã hội, thì cũng không ít người cho đây chỉ là một chiêu trò PR hoặc trào lưu của dân mạng tự nghĩ ra.
CĐM tranh cãi gay gắt thực hư hoạt động nhân văn này.
Vậy sự thật là như thế nào? Qua tìm hiểu, đại diện đơn vị được nhắc đến trong các bài viết của cộng đồng mạng với vai trò là người tài trợ cho chương trình này cho biết đây là một chương trình hoàn toàn có thật. Tuy nhiên, chỉ đăng tải tranh vẽ mới được tiền, còn những hình ảnh về hoa hướng dương được chụp lại không có tác dụng.
Nói một cách dễ hiểu, bệnh nhi sẽ không nhận được tiền từ những bức ảnh chụp hoa hướng dương đăng tải trên mạng xã hội. Đồng thời, mỗi bài đăng phải luôn luôn được kèm theo hashtag #ngayhoihoahuongduong2018 và #uocnguyenhong2018.
Tranh vẽ mới được tính đúng thể lệ.
Ảnh hoa hướng dương không có tác dụng.
Sau tất cả những tranh luận và bán tán sôi nổi mục đích cuối cùng cũng là chỉ để cho mọi người hãy đọc rõ cách thức tham gia ủng hộ để có hiệu quả, để thực hiện đúng yêu cầu của chương trình để chung tay ủng hộ cho các bệnh nhi ung thư nhé!.
Ảnh: Tổng hợp
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC