Tỷ phú tặng 9 triệu USD cho người theo dõi: “Tiền có mua được hạnh phúc hay không” ?

Tỷ phú tặng 9 triệu USD cho người theo dõi: “Tiền có mua được hạnh phúc hay không” ?

Tỷ phú thời trang Nhật Bản Yusaku Maezawa sẽ tặng 9 triệu USD cho 1.000 người theo dõi mình trên Twitter để “thử nghiệm” xem tiền có thể giúp mọi người hạnh phúc hơn hay không.

Điều kiện để trở thành một trong những người nhận 9.000 USD là phải theo dõi tài khoản cá nhân của Yusaku Maezawa và chia sẻ bài đăng ngày 1/1 của tỷ phú này.

132 1 Ty Phu Tang 9 Trieu Usd Cho Nguoi Theo Doi Tien Co Mua Duoc Hanh Phuc Hay Khong

Tỷ phú Yusaku Maezawa.

Người nhận tiền sẽ được khảo sát thường xuyên về tác động của số tiền tới cuộc sống của họ.

“Đây là một cuộc thử nghiệm xã hội nghiêm túc”, Maezawa nói, đồng thời mong muốn lôi kéo sự chú ý từ giới học giả và chuyên gia kinh tế.

Yusaku Maezawa nổi tiếng trong giới tỷ phú là người chịu chi cho các tác phẩm nghệ thuật và xe hơi thể thao. Ông còn là hành khách đầu tiên tự chi trả để bay vòng quanh mặt trăng thông qua dịch vụ của Công ty SpaceX. Tỷ phú Maezawa thành lập trang thương mại điện tử Start Today vào năm 1998 và Zozotown – trang bán lẻ thời trang lớn nhất hiện nay tại Nhật – vào năm 2004.

Vào năm 2018, ông ra mắt thương hiệu thời trang ZOZO và dịch vụ ZOZOSUIT đo tại nhà để may trang phục.

Tạp chí Forbes ước tính tài sản của tỷ phú Maezawa vào tháng 6/2019 đạt 1,8 tỷ USD và là người giàu thứ 17 tại Nhật. Maezawa cho biết, ông tiến hành thử nghiệm tặng tiền vì “có tiền và thời gian rảnh”.

Đây cũng là cách ông chứng minh cho lý thuyết “Chi trả số tiền theo định kỳ và không điều kiện cho mọi người dân”.

Tức là mỗi người đều nhận được một khoản tiền cố định mỗi tháng, với mục đích đảm bảo cuộc sống yên ổn cho tất cả mọi người.

Ý tưởng này thu hút sự quan tâm của nhiều người trong giới chính trị và nhận được sự ủng hộ từ ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ Mỹ, Andrew Yang.

Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng tình với cách làm của tỷ phú này. Toshihiro Nagahama, nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Nghiên cứu Cuộc sống Dai-ichi cho biết: “Thu nhập cơ bản ở đây có nghĩa là một khoản tối thiểu thường xuyên để mang lại cảm giác an toàn, những gì Maezawa làm hoàn toàn khác”.

Tại Nhật Bản, trong bối cảnh công nghệ, trí tuệ nhân tạo ngày càng phát triển mạnh mẽ đã từng khiến người dân phải lo sợ bị mất việc làm. Tuy nhiên, theo ông Nagahama, nỗi sợ này đã bớt nghiêm trọng hơn bởi thị trường Nhật quá thiếu lao động.

Nguồn: tinnhanhchungkhoan.vn


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan