1. Nghi lễ xã giao là quan trọng nhất
Học sinh Nhật Bản không cần thực hiện bất kỳ bài kiểm tra nào cho đến khi học lớp bốn (10 tuổi), nhiều nhất chúng chỉ cần làm một bài kiểm tra nhỏ. Thay vì háo hức để trẻ tiếp thu kiến thức, họ càng chú ý xem trẻ có cách cư xử và nhân phẩm tốt hay không. Dạy trẻ biết tôn trọng con người, thiên nhiên, đối xử tốt với động vật, học cách hào phóng và phát triển lòng nhân ái mới là trọng điểm của giáo dục.
2. Một năm học của họ bắt đầu từ ngày mùng 1 tháng 4
Hầu như tất cả các trường học và đại học trên thế giới bắt đầu năm học mới vào tháng 9 hoặc tháng 10, nhưng sự khởi đầu mới một năm học mới ở Nhật Bản là vào tháng tư, đó là thời điểm hoa anh đào nở rộ và người Nhật cho rằng thật tuyệt vời khi ngày đầu tiên đi học được ngắm nhìn cảnh đẹp rực rỡ. Năm học Nhật Bản được chia thành ba học kỳ, đó là ngày 1 tháng 4 đến ngày 20 tháng 7, ngày 1 tháng 9 đến ngày 26 tháng 12 và từ ngày 7 tháng 1 đến ngày 25 tháng 3.
3. Học sinh phải tự dọn dẹp trường học
Các trường học ở Nhật Bản hiếm khi thuê người chăm sóc hoặc người giám hộ vì học sinh phải tự làm sạch môi trường và nhà vệ sinh, ngay cả các căng tin cũng tự phục vụ.
Hệ thống giáo dục Nhật Bản tin rằng để học sinh tự làm sạch môi trường xung quanh sẽ giúp chúng học cách làm việc nhóm và giúp đỡ lẫn nhau. Và vì đó là kết quả của lao động của chính bản thân, nên các em sẽ tôn trọng và hiểu công việc của người khác.
4. Bữa trưa ở trường riêng biệt và học sinh phải ăn trong lớp học
Để học sinh được ăn uống lành mạnh là một trong những điều quan trọng nhất đối với các trường học. Do đó, tất cả các bữa ăn trưa của học sinh Nhật Bản ở các trường tiểu học, trung học cơ sở đều được phát triển bởi các đầu bếp giỏi, họ làm một thực đơn tiêu chuẩn, sau đó cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ xem xét và đánh giá. Trong bữa trưa, giáo viên cũng sẽ dùng bữa trong lớp với học sinh, từ cơ hội này họ có thể thiết lập mối quan hệ tốt giữa giáo viên và học sinh.
5. Các lớp học phụ đạo rất phổ biến
Để vào các trường chất lượng cao, nhiều học sinh Nhật Bản sẽ tham gia các lớp học thêm hàng đêm hoặc tham dự các lớp học nghiên cứu và thảo luận sau giờ học, trân trọng từng phút và từng giây họ có thể học.
6. Học sinh phải học cả thư pháp và thơ ca Nhật Bản
Dùng bút tre nhúng vào mực để vẽ nên các chữ tượng hình trong thư pháp Nhật Bản. Thơ ca Nhật Bản có thể truyền đạt cảm xúc một cách đơn giản, cho phép con người tôn trọng, thấu hiểu lẫn nhau nhiều hơn. Hai khóa học này có thể dạy trẻ tôn trọng văn hóa và truyền thống hàng thế kỷ.
7. Học sinh phải mặc đồng phục trường
Trường học thường có những loại đồng phục riêng, nhưng chỉ có hai loại đồng phục truyền thống của Nhật Bản, đó là cổ áo đứng của nam và đồng phục thủy thủ của nữ. Mục đích của đồng phục là để loại bỏ những trở ngại xã hội giữa các học sinh, để mọi người có thể nhanh chóng hòa nhập và học hỏi lẫn nhau.
8. Tỷ lệ nghỉ học của học sinh chỉ là 0,01%
Nghỉ học hoặc bỏ học là tình trạng phổ biến của các học sinh trên nhiều quốc gia, nhưng sinh viên Nhật thì khác. 91% học sinh Nhật Bản nói rằng, họ rất chú tâm vào những gì giáo viên dạy, điều này thể hiện đầy đủ thái độ học tập nổi bật của sinh viên Nhật Bản.
9. Một bài kiểm tra quan trọng quyết định tương lai của học sinh
Học sinh Nhật Bản phải làm bài kiểm tra xác định tương lai của mình sau khi học xong cấp ba. Nếu học sinh không đạt điểm qua, họ không thể vào một trường đại học tốt, vì vậy cuộc thi này rất khốc liệt. Theo thống kê, chỉ có 76% học sinh tốt nghiệp trung học sẽ tiếp tục được học tiếp.
10. Đại học vốn là một kỳ nghỉ
Sau khi trải qua một kỳ thi căng thẳng, cuộc sống của sinh viên Nhật Bản tại trường đại học hoàn toàn thú vị, và thời kỳ đại học cũng được coi là những năm khó quên nhất trong cuộc đời.
Từ nhỏ những đứa trẻ của Nhật Bản đều được dạy dỗ rất cẩn thận về các nghi thức, do đó không có gì lạ khi hầu hết mọi người dân Nhật Bản đều rất lịch sự, hiếm khi thấy những người Nhật Bản có những hành động bạo lực. Điều này cũng cho thẩy rằng, giáo dục trẻ không thể chần chừ, cái gì cần dạy thì phải dạy ngay lập tức.
Nguồn, ảnh: japwind
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC