10 phát minh làm thay đổi đời sống nhân loại suốt 300 năm qua: Ý tưởng thứ 9 đã cứu mạng hàng tỷ người

Nếu như xa xưa, con người chỉ biết đốt củi để sưởi ấm thì nay chúng ta không những đã có lò sưởi mà còn chuẩn bị ăn pizza trên sao Hỏa. Cuộc sống của nhân loại đã thay đổi đến mức chóng mặt trong vòng 300 năm qua nhờ sự ra đời của 10 phát minh vĩ đại dưới đây.

1. Động cơ hơi nước

10 phát minh làm thay đổi đời sống nhân loại suốt 300 năm qua: Ý tưởng thứ 9 đã cứu mạng hàng tỷ người - 0

Động cơ hơi nước mở đầu cuộc cách mạng công nghiệp thế giới.

Động cơ hơi nước ban đầu là máy hơi nước, sử dụng sức nước để truyền chuyển động cho máy móc. Tuy nhiên, máy hơi nước phụ thuộc vào địa hình và thời tiết. Phải đến năm 1769, khi tìm cách cải tiến máy hơi nước của Thomas Newcomen, James Watt – một kỹ sư làm việc ở văn phòng thí nghiệm thuộc trường đại học Glasgow (Scotland) đã chế tạo ra động cơ hơi nước. Watt tiếp tục hoàn thiện động cơ của mình để ra đời động cơ hơi nước kép, đánh dấu cột mốc mở đầu của cuộc cách mạng công nghiệp trên toàn thế giới.

2. Radio

10 phát minh làm thay đổi đời sống nhân loại suốt 300 năm qua: Ý tưởng thứ 9 đã cứu mạng hàng tỷ người - 1

Những tín hiệu radio thành công đầu tiên được gửi đi vào năm 1895

Guglielmo Marconi, một nhà phát minh người Ý đã gửi và nhận thành công những tín hiệu radio đầu tiên vào năm 1895. Và vào những năm đầu thế kỷ 20, Marconi bắt đầu đầu tư vào một ý tưởng truyền tín hiệu vượt Đại Tây Dương nhằm cạnh tranh với loại hình truyền tín hiệu bằng dây cáp. Năm 1901, ông đã truyền đi tín hiệu không dây đầu tiên qua đại dương từ Poldhu, Cornwall – một hạt tại miền Tây Nam Vương quốc Anh đến đồi Signal Hill tại St John’s, Newfoundladn – giờ đây là một quần đảo thuộc sở hữu của Canada. Năm 1909, Marconi và Karl Fedinand Braun cùng nhận được giải Nobel vật lý về những “đóng góp đáng ghi nhận vào sự phát triển của công nghệ truyền tin không dây”.

3. Vô tuyến

10 phát minh làm thay đổi đời sống nhân loại suốt 300 năm qua: Ý tưởng thứ 9 đã cứu mạng hàng tỷ người - 2

Vào ngày 27/01/1926, chương trình truyền hình lần đầu tiên được phát sóng

John Logie Baird – nhà phát minh người Scotland được xem là người đặt dấu mốc vô cùng quan trọng trong lịch sử phát triển của công nghệ truyền hình. Vào ngày 27/01/1926, chương trình truyền hình lần đầu tiên được phát sóng là một màn múa rối do chính Baird thực hiện. Các con rối được quay lại trước một loạt các camera và sau đó được gửi hình ảnh liên tục đến một màn hình gần đó. Năm 1928, Baird lần đầu tiên cho phát sóng một chương trình vô tuyến ra nước ngoài, từ London tới New York. Đây được xem là chương trình truyền hình màu đầu tiên trên thế giới.

4. Ô tô

10 phát minh làm thay đổi đời sống nhân loại suốt 300 năm qua: Ý tưởng thứ 9 đã cứu mạng hàng tỷ người - 3

Chiếc xe ôtô chạy bằng xăng đầu tiên đã được vận hành vào năm 1885

Đóng góp vào quá trình phát triển và hoàn thiện chiếc xe ôtô có sự tham gia của rất nhiều người và trải qua không biết bao nhiêu thời gian. Phương tiện đầu tiên chuyển động trên mặt đất có động cơ và được sử dụng rộng rãi được sáng tạo ra vào năm 1769. Tác giả của nó là Nicola Cunio, người Pháp. Đó là một cỗ xe ba bánh cồng kềnh chạy bằng động cơ hơi nước và nồi hơi có kích thước lớn. Nó chạy với vận tốc 5km/h và cứ 24 tiếng lại phải nạp nhiên liệu một lần.

Chiếc xe ôtô chạy bằng xăng đầu tiên đã được vận hành vào năm 1885, tác giả của nó là Gotlib Daimler, người Đức. Chiếc ô tô chạy bằng xăng là hình mẫu cho tất cả ô tô chế tạo sau đó. Những chiếc ô tô chạy xăng ngày nay là hậu duệ nhiều đời từ chiếc xe đầu tiên của Daimler.

5. Máy khâu

10 phát minh làm thay đổi đời sống nhân loại suốt 300 năm qua: Ý tưởng thứ 9 đã cứu mạng hàng tỷ người - 4

Chiếc máy khâu đầu tiên được phát minh bởi một thợ may Pháp

Chiếc máy khâu đầu tiên được phát minh bởi một thợ may Pháp tên là Barthelemy Thimonnier vào năm 1830. Vào năm 1834, Walter Hunt, người Mỹ đã cải tiến phiên bản đầu tiên thành phiên bản gọn nhẹ một người thao tác. Elias Howe sáng chế ra hệ thống mũi may vào năm 1846. Isac Singer nâng cấp hệ thống chuyển động cho máy. Vào năm 1857, James Gibbs phát minh ra hệ thống truyền kim và bàn đạp truyền động. Đến năm 1873, chiếc máy khâu hiện đại cơ bản được thành hình với cải tiến về các khóa và chốt zic zac.

6. Máy ảnh

10 phát minh làm thay đổi đời sống nhân loại suốt 300 năm qua: Ý tưởng thứ 9 đã cứu mạng hàng tỷ người - 5

Chiếc máy ảnh đầu tiên với buồng tối liền máy

Vào năm 1814, Joseph Nicéphore Niépce chế tạo chiếc máy ảnh đầu tiên với buồng tối liền máy. Bức ảnh cần đến 8 giờ để phơi nắng và rửa ảnh. Năm 1837, Louis, Jacques và Mande Daguerre chế tạo ra chiếc máy ảnh phim đầu tiên nhỏ gọn và vẫn được dùng cho đến ngày nay. Với những đóng góp cho công nghệ phim và hiệu ứng quang học, họ được coi là cha đẻ của chiếc máy ảnh hiện đại.

7. Bóng đèn

10 phát minh làm thay đổi đời sống nhân loại suốt 300 năm qua: Ý tưởng thứ 9 đã cứu mạng hàng tỷ người - 6

Edison là người cải tiến thành công và mang ánh sáng đèn điện ra với tầng lớp lao động

Năm 1893, Thomas Edison lần đầu tiên phát hiện ra rằng, dòng điện có thể di chuyển trong chân không hoặc khí gas mà không cần dây. 10 năm sau đó, Lee De Forest đã phát minh ra bóng đèn hai cực. Nhiều năm sau đó, ông đã sáng chế ra đèn khuyếch đại. Tuy nhiên, bóng đèn của Forest rất đắt đỏ và không bền. Nhiều năm sau, chính Edison là người cải tiến thành công và mang ánh sáng đèn điện ra với tầng lớp lao động.

8. Điện thoại

10 phát minh làm thay đổi đời sống nhân loại suốt 300 năm qua: Ý tưởng thứ 9 đã cứu mạng hàng tỷ người - 7

Ý tưởng về chiếc điện thoại được nghĩ ra lần đầu vào năm 1860

Ý tưởng về chiếc điện thoại được Johann Philipp Reis nghĩ ra lần đầu vào năm 1860. Đó là một thiết bị có khả năng chuyển biến âm thanh thành các tín hiệu điện tử để truyền đi xa. Vào ngày 10/3/1876 , cuộc gọi đầu tiên được thực hiện giữa nhà phát minh Alexander Graham Bell và người trợ lí của ông ngồi cách đó 4,5 m với mẩu hội thoại ngắn ngủi: “Watson, anh đến đây nhé, tôi có việc cần!” Đó là là sự kiện lịch sử đánh dấu sự ra đời của chiếc điện thoại liên lạc và biến đây thành thiết bị điện tử được sử dụng rộng rãi nhất ngày nay.

9. Penicillin

10 phát minh làm thay đổi đời sống nhân loại suốt 300 năm qua: Ý tưởng thứ 9 đã cứu mạng hàng tỷ người - 8

Hình ảnh trên kính hiển vi về nấm Penicillium

Năm 1896, Ernest Duchesne đã từng sử dụng nấm mốc Penicillium để chữa trị bệnh thương hàn ở chuột lang. Tuy nhiên, thời đó, các nhà khoa học chưa xem xét một cách nghiêm túc về công trình này nên Duchesne chưa bao giờ nhận được bằng sáng chế. Mãi cho tới năm 1928, Alexander Fleming, trong một lần kiểm tra các đĩa nuôi cấy chứa vi khuẩn đã phát hiện ra những mảng vi khuẩn nằm xung quanh tảng nấm bị phá hủy. 10 năm sau đó, Howara Walter Florey và Ernst Boris nghiên cứu sâu hơn về Penicillin và công bố những khả năng mà chất kháng khuẩn này có thể mang đến cho con người.

10. Máy vi tính

10 phát minh làm thay đổi đời sống nhân loại suốt 300 năm qua: Ý tưởng thứ 9 đã cứu mạng hàng tỷ người - 9

Những chiếc máy tính đầu tiên được sử dụng trong chiến tranh thế giới lần thứ 2

Những chiếc máy tính đầu tiên được sử dụng trong chiến tranh thế giới lần thứ 2 với mục đích hỗ trợ việc tính toán trong các đơn vị thông tin, pháo binh, không quân. Đó là hệ thống ENIAC của Mỹ, Z3 của Đức, Colossus của Anh…Chiếc máy tính phục vụ thương mại đầu tiên đến từ Apple trên nền tảng Unix. Intel và IBM góp một tay vào việc giảm giá thành và kích thước máy tính, dần dần biến máy vi tính thành đồ dùng sinh hoạt phổ biến trong xã hội. Ngày nay, những thế hệ máy tính lượng tử có khả năng tính toán hàng tỉ tỉ phép tính một lúc đang góp sức đưa loài người bước vào thời đại công nghệ mới.

Nguồn: Kênh 14


© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan