Đói – một cảm giác rất tự nhiên của con người khi chúng ta có nhu cầu để nạp năng lượng.
Thế nhưng, có những lúc ta cảm giác cồn cào dù vừa mới dùng bữa trong chưa đầy vài giờ mà chẳng biết do đâu cả; hay giả dụ bụng thì no nhưng con mắt nhìn thức ăn vẫn thấy cứ đói…
Để giải đáp cho thắc mắc khó nhằn này, hãy tìm hiểu ngay những kiểu đói mới được phân loại bởi các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu. Đảm bảo bạn sẽ cực bất ngờ vì lý do của chúng.
1. Kiểu đói gây ra bởi thị giác
Theo cuốn sách Body, Mind, and Mouth: Life Eating Connection của tác giả Margaret Marshall, con người chúng ta dễ bị ấn tượng ngay với hình ảnh bắt mắt của các món ăn.
Chẳng hạn, hình ảnh của những miếng gà lăn bột chiên vàng ươm, hay những ly kem được trang trí bắt mắt trong nhà hàng sẽ hút ngay được sự chú ý của chúng ta ngay từ lần đầu tiên. Hiện tượng còn được gọi vui là “ăn bằng mắt” (eyes that eat first).
2. Đói xảy ra do nhận thức
Giữa lựa chọn của việc ăn hay không ăn, món này ngon hay không ngon: Những sự cân nhắc này phần nào do cảm xúc của chúng ta quyết định.
“Tâm trí của chúng ta sẽ đưa ra lựa chọn cho việc cơ thể đang cần điều gì, dựa trên kinh nghiệm và trạng thái của bản thân” – giáo sư dinh dưỡng học Jay Chozen Bays cho biết.
Ở một nghiên cứu khác có tên gọi là Mindless Eating, người tình nguyện sẽ phải vào một căn phòng kín với đầy ắp thức ăn trong vòng 2 giờ.
Kết quả cho thấy, người thừa cân sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn khi bị chính tâm trí bản thân thôi thúc. Trong khi đó, người có thể trạng bình thường sẽ có “tinh thần thép” hơn, và chỉ ăn khi họ thực sự đói.
3. Đói bởi “thính giác”
Bạn đã bao giờ cảm giác cồn cào trước tiếng xé bịch bánh snack (bim bim), hay tiếng nhai thức ăn thật giòn của người khác?
Nếu đúng vậy, bạn có thể đang bị ảnh hưởng bởi cảm giác đói do thính giác (ear hunger) đấy. Tiếng động từ việc ăn, uống của người khác khi thưởng thức món ăn khiến ta thực sự bị cuốn theo lúc nào không hay.
4. Ngửi đồ ăn khiến no thành đói
Từ việc ngửi, phân loại xem loại thực phẩm nào tươi, có lợi cho bản thân từ thời kì sơ khai, khứu giác đã “phản chủ” trong việc kích thích bao tử của ta.
Trước những mùi hương thực sự lôi cuốn như cà phê mới rang, bánh mì mới ra lò, hay mùi thơm của phô mai đang tan chảy, ta khó mà kìm lòng để thưởng thức được dù cho không đói một chút nào.
5. Đói cũng là do dạ dày hoạt động tích cực
Hệ tiêu hóa nhất là dạ dày (bao tử) sẽ hoạt động tùy theo lịch sinh học được tự động hóa.
Chẳng hạn, bạn sẽ không có cảm giác đói vào bữa xế. Nhưng đến chiều, cảm giác cồn cào sẽ xuất hiện, báo hiệu bạn phải ăn ngay dù cho có đói hay không.
Vì thế, hãy ăn uống theo thời gian khoa học và tránh ăn quá no hay ăn khi bị đang căng thẳng. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế việc thừa cân do ăn uống thiếu kiểm soát.
6. Cảm giác đói đến từ các nhú lưỡi li ti
Ngũ vị của con người (bao gồm mặn, đắng, chua, ngọt, ngọt thịt) được quyết định bởi các nhú lưỡi (taste buds).
Đôi lúc, cảm giác thèm ăn có thể xuất phát từ việc các nhú lưỡi tự kích thích, làm ta dù không đói cũng muốn nhâm nhi một món ăn giàu hương vị nào đó.
Và rất may, cảm giác thèm ăn này chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn và bạn hoàn toàn kiểm soát được.
7. Đói ngay tại… tế bào
Theo các nhà khoa học, trẻ nhỏ có khả năng nhận biết được chính xác dưỡng chất mà cơ thể đang thực sự cần thiết cho cơ thể.
Trong khi đó, người lớn lại có xu hướng thiên về mặt cảm tính, lựa chọn ăn uống dựa nhiều vào yếu tố chủ quan.
Chưa hết, hàm lượng hormone gherline và leptin trong cơ thể người trưởng thành cũng ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn. Ở người thừa cân, tỷ lệ 2 hormone này không cao, đồng nghĩa với việc họ ít có cảm giác ngon miệng và muốn ăn nhiều hơn để thỏa mãn bản thân.
8. Đói cồn cào bởi mất cân bằng hormone
Không ít người trong chúng ta có cảm giác đói điên cuồng đến mức lục lọi tủ lạnh vào ban đêm, dù biết rằng ăn khuya không tốt tí ti nào.
Đây là một kết quả của việc mất cân bằng các hormone nội tiết vào ban đêm (như gherline, leptine, insulin và peptide YY) do các vấn đề về stress hay lo âu trước đó.
Để hạn chế thói quen rất có hại này, hãy trang bị món ăn vặt có lợi như trái cây, sữa chua, các loại hạt… Bạn cũng không nên trữ thực phẩm ăn liền vào ban đêm và tập thư giãn tâm trí thoải mái hơn, từ đó giảm thiểu việc ăn khuya hết mức có thể.
Theo Brightside, Leaf
Đặng Nghiêm,
Nguồn: Kênh 14
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC