Chúng ta thường có thói quen “mặc định” rằng nên bỏ đi những hạt của các loại quả quen thuộc này khi ăn bởi đó thường là những phần được xem là thừa, không thể sử dụng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu khoa học, việc bỏ đi hạt của những loại quả quen thuộc này lại là một sai lầm lớn vì nó chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cực có lợi cho sức khỏe con người!
Hạt mít
Hạt mít chứa đến 70% tinh bột, 5,2% protein, 0,62% lipid, 1,4% các chất khoáng… và có thể phơi khô làm lương thực dự trữ. Hàm lượng protein và lipid trong hạt mít khô tuy chưa bằng gạo, nhưng hơn hẳn khoai, sắn khô. Không chỉ có tác dụng tuyệt vời với sức khỏe, ăn hạt mít luộc còn có công dụng làm đẹp không ngờ và giúp cải thiện chuyện phòng the rất hiệu quả.
Ở một sốc quốc gia châu Á, hạt mít còn là phương thuốc truyền thống được sử dụng để điều trị rối loạn tình d.ục. Chúng được xem là một loại thuốc kích dục, vì có khả năng kích thích khoái cảm trong “chuyện ấy”. Hạt mít giàu chất sắt và đây là một chất dinh dưỡng quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe tình d.ục và sinh sản.
Ngoài ra, ăn hạt mít luộc cũng giúp làm giảm căng thẳng và nhiễm trùng rất hiệu quả vì chúng có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn. Thường xuyên ăn hạt mít giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, vi khuẩn và các bệnh do virus. Bên cạnh đó hạt mít còn chứa protein và một loạt các vi chất dinh dưỡng làm giảm bớt căng thẳng.
Hạt sầu riêng
Sầu riêng vốn được xem là vua của các loại trái cây bởi nó không chỉ có mùi vị đặc trưng mà còn có tác dụng rất tốt trong việc bồi bổ sức khỏe và chữa bệnh. Tuy nhiên, giống như mít, chúng ta vẫn thường dùng cơm và vứt bỏ hạt sầu riêng vì không biết rằng chúng là một trong những bài thuốc giúp trị đau dạ dày cực hiệu quả.Trong hạt sầu riêng còn có những thành phần dinh dưỡng cực dồi dào như chất béo: 0,4%; chất đạm: 3,1% và các chất khác như mangan, phốt pho, canxi, sắt, natri, kali và các vitamin B1, B2, C…
Độ nhầy trong hạt sầu riêng khá cao, đóng vai trò như một hàng rào bảo vệ niêm mạc, che phủ vết loét của niêm mạc dạ dày khỏi sự bào mòn của axit và dịch vị, giúp vết loét mau lành và tránh các bệnh viêm hang vị dạ dày. Cách dùng hạt sầu riêng để trị đau dạ dày rất đơn giản. Hạt sầu riêng rửa sạch, cho vào nồi luộc chín kỹ rồi vớt ra để ráo nước và ăn bất cứ khi nào có thể trong ngày. Kiên trì ăn hạt sầu riêng trong vòng 3 tuần, chắc chắn những vết loét dạ dày sẽ giảm đi rõ rệt.
Ngoài giúp trị đau dạ dày, bột hạt sầu riêng cũng thường được dùng trong chế biến các loại kẹo, mứt, bánh kẹo… Vì thế, từ đây về sau khi ăn sầu riêng xong nhớ mang hạt đi luộc hoặc chế biến thành các món ăn bổ dưỡng cho cả nhà dùng nhé!
Hạt bí
Ngoài là loại hạt quen thuộc rất giàu magiê, mangan, đồng, protein và kẽm, hạt bí còn chứa các hợp chất thực vật phytosterol và chất chống oxy hóa đánh bay gốc tự do, giúp cải thiện sức khỏe rất tốt.
Các nhà khoa học đã thử nghiệm tại trạm thực nghiệm Massachusetts cho thấy, các dưỡng chất có trong hạt bí được tăng lên theo thời gian, cụ thể là hàm lượng protein. Hạt bí ngô là loại hạt có hàm lượng calo cao (100 gam hạt bí ngô có 559 calo). Ngoài ra, còn có nhiều photpho, magie, sắt, đồng, các vitamin… tốt cho sức khỏe tim mạch, giảm nồng độ cholesterol xấu, giúp bạn ngủ ngon, chống loãng xương, kháng viêm và đẩy lùi lão hóa.
Hạt bí còn là một nguồn thực phẩm rất giàu kẽm, một ounce (tương đương 28g) hạt bí có chứa hơn 2 mg khoáng chất có lợi này. Kẽm là vi chất quan trọng đối với cơ thể của bạn theo nhiều cách, bao gồm cả khả năng miễn dịch, tăng trưởng tế bào và phân chia, giấc ngủ, tâm trạng, cảm giác vị giác và khứu giác, mắt và sức khỏe của da, điều tiết insulin, và chức năng tình d.ục nam
Hạt đu đủ
Đu đủ cũng là một trong những trái cây rất tốt với thành phần dinh dưỡng tuyệt vời. Chỉ cần ăn một miếng đu đủ hàng ngày là bạn đã cung cấp vô số vitamin hữu ích cho cơ thể. Tuy nhiên, hầu hết mọi người chỉ ăn thịt quả chứ không hề để ý đến hạt đu đủ và thường cạo bỏ chúng đi.
Theo các nhà nghiên cứu, lợi ích của hạt đu đủ cũng quan trọng không kém phần thịt. Hạt đu đủ thực sự ăn được và có mùi vị mạnh, gần như mùi mù tạt và hạt tiêu đen. Trên thực tế, hạt đu đủ phơi khô, nghiền nát ra có thể được sử dụng làm chất thay thế cho tiêu đen. Trong hạt đu đủ có chứa các hợp chất phenolic và flavonoid, protein, canxi, magiê và phốt pho. Chúng có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, chống viêm và kháng khuẩn cực kì hiệu quả.
Có nhiều cách khác nhau để ăn hạt đu đủ, và cách đơn giản nhất là ăn hạt trực tiếp cùng với quả. Bạn có thể cất giữ chúng trong tủ đá nhằm bảo quản lâu hơn, khi ăn làm tan đá và nấu chung với canh hoặc súp. Bạn cũng có thể sấy khô và nghiền thành bột, trữ sẵn rồi dùng dần. Bột hạt đu đủ có thể được thêm vào súp hay rau trộn hoặc dùng để ướp thịt trước khi nướng.
Lưu ý rằng, vì hạt đu đủ rất giàu tính chất kháng khuẩn nên bạn không được ăn quá nhiều vì có thể gây ra các phản ứng phụ như tiêu chảy. Chúng ta chỉ có thể ăn tối đa tổng cộng 1 đến 2 muỗng canh hạt đu đủ mỗi ngày, nhưng tốt nhất là nên bắt đầu với một lượng nhỏ và dần dần tăng lên đến 2 muỗng canh.
Hạt dưa hấu
Dưa hấu là loại trái cây giải nhiệt tuyệt vời vào mùa hè, nhưng ít người biết rằng hạt của loại quả này cũng có nhiều tác dụng với sức khỏe. Hạt dưa hấu chứa vô số các vitamin A, B1, B2, B6, D, E, K và rất giàu khoáng chất. Ngoài ra hạt dưa hấu còn giàu sắt, canxi, magiê, kali, mangan, phốt pho, selen và cả kẽm. Ước tính 100 gram hạt dưa hấu có chứa khoảng 21 gram protein.
Hạt dưa hấu có thể giúp kiểm soát tiểu đường, tốt cho sức khỏe tim mạch, điều chỉnh huyết áp, giúp mái tóc khỏe đẹp và làn da mịn màng, thậm chí còn có thể giúp xương và mô thêm chắc khỏe.
Bạn có thể phơi khô và rang hạt dưa hấu rồi ăn dần, nhưng để nhận được tối đa vitamin, khoáng chất và hiệu quả chữa bệnh, bạn cần đun sôi hạt dưa hấu với nước và uống như uống trà hàng ngày.
Hạt bơ
Bơ là một loại quả bổ dưỡng, nhưng hầu hết chúng ta đều bỏ hạt đi bởi nhiều người vẫn nghĩ rằng đây là một loại hạt không ăn được. Tuy nhiên, hạt bơ có đến 70% là chất chống oxy hóa, đồng thời cũng chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của con người.
Tuy nhiên, có một lưu ý cho bạn là không nên ăn ngay hạt bơ lúc tươi mà nên phơi khô, nướng chín và nghiền thành dạng bột để dùng trực tiếp hoặc trộn trong các món salad.
Hạt me
Khi ăn quả me, người ta thường chỉ ăn phần thịt mềm và có vị chua bên trong vỏ rồi vứt ngay hạt đi, nhưng điều đặc biệt là thứ bỏ đi ấy lại là loại hạt “thần thánh” rất tốt cho sức khỏe đấy.
Hạt me có thể rang, nướng, ngâm, luộc hoặc làm nước ép. Hạt me có thể chữa ho, viêm amidan, viêm khớp, khó tiêu, tăng cường hệ miễn dịch và thậm chí là ngăn ngừa ung thư ruột rất hiệu quả.
Hạt chanh
Thông thường chúng ta chỉ vắt chanh lấy nước, còn vỏ và hạt thì vứt đi vì hạt chanh nhỏ, cứng, có vị đắng nên chẳng ai “yêu” nổi. Thế nhưng, hạt chanh không những ăn được mà có thể dùng để chữa bệnh rất tốt.
Hạt chanh có đặc tính khử trùng rất tốt, giúp điều trị các bệnh về nấm và ký sinh trùng. Người bệnh có thể dùng bằng cách cách đập dập một thìa hạt chanh, đun sôi cùng một cốc sữa và uống.
Hi vọng sau khi đã biết được công dụng của những loại hạt quen thuộc hay bị bỏ đi này, bạn sẽ tận dụng chúng triệt để hơn để giúp cải thiện sức khỏe gia đình mình mỗi ngày.
Theo thethaovanhoa.vn
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC