Muối còn được gọi là natri clorua (NaCl) gồm 40% natri và 60% clorua, theo trọng lượng. Muối là nguồn cung cấp natri lớn nhất trong chế độ ăn. Một số loại muối có thề chứa một vi lượng canxi, kali, sát và kẽm.
Các khoáng chất thiết yếu trong muối đóng vai trò là chất điện giải quan trọng trong cơ thể, giúp cân bằng chất lỏng, dẫn truyền thần kinh và chức năng cơ. Một số muối được tìm thấy tự nhiên trong hầu hết các loại thực phẩm và đây cũng là loại gia vị được thêm vào các món ăn để cải thiện hương vị.
Muối được xem là gia vị không thể thiếu khi nấu ăn. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, người trưởng thành không nên tiêu thụ quá 5gram muỗi mỗi ngày (tương đương 1 thìa cà phê muối).
Muối ăn được sử dụng đúng cách giúp tăng thêm gia vị cho món ăn và giúp 'chữa cháy' linh hoạt một số sự cố khi nấu ăn.
Dưới đây là một số mẹo sử dụng muối ăn đúng cách khi nấu ăn
Cho một ít muối vào nồi nước khi luộc rau giúp rau chín nhanh và có màu xanh mướt. Theo đó, bạn nên cho muối vào nước rồi đun sôi trước khi cho rau vào luộc. Nước có điểm sôi 100 độc C ở áp suất không khí bình thường nhưng khi có muối sẽ sôi cao hơn 100 độ C. Khi nước sôi già, nhúng rau vào và nhấn chìm, giúp rau chín nhanh và có màu xanh mướt mà vẫn giữ nguyên lượng vitamin cũng như khoáng chất có trong rau.
Ướp muối với các loại rau củ trước khi trộn gỏi, nộm cũng là cách giúp cho món ăn của bạn thêm hoàn hảo.
Theo đó, trước khi làm các món nộm, gỏi bạn hãy xóc các loại rau, củ sau khi xắt sợi với muối hạt rồi trộnn đều, để khoảng 10 - 15 phút cho rau củ ra bớt nước. Sau đó, rửa rau, củ lại hoặc ngâm nước ấm để loại bỏ hết muối rồi đem vắt ráo và trộn nộm, gỏi. Nhờ đó, món nộm sẽ trở nên ngon, giòn hơn do muối có tác dụng kích thích các loại rau củ tiết nước, giúp cho món ăn ráo, giòn hơn.
Một số mẹo sử dụng muối ăn đúng cách (Ảnh minh hoạ: Istock)
Ngâm cá khô với nước muối giúp giảm độ mặn của cá. Thông thường, các món cá khô được ướp rất nhiều muối để cá mau ráo nước, khử khuẩn nên chúng thường có vị mặn dù đã được ngâm, rửa qua với nước. Do đó, để giảm vị mặn của cá, bạn chỉ cần ngâm cá khô trong nước muối loẵng, sau đó đem rửa lại với nước sạch và chế biến cá bình thường. Đây là nguyên tắc trung hoà của muối trong hoá học.
Theo đó, khi ngâm cá có nồng độ muối cao trong nước muối loẵng có nồng độ muối thấp hơn, sẽ đạt được đẳng trưởng (mặn như nhau). Cách ngâm muối này còn có thể áp dụng cho một số món như cà, ớt, dưa muối nếu bị mặn.
Muối giúp giảm độ chua trong nước cam, nước chanh. Khi vắt phải cam chua, làm nước chanh đường hoặc chế biến các món salas, nước sốt... hơi đậm vị chua, bạn chỉ cần thêm một ít muối và đường vào và trộn lại cho vừa với khẩu vị. Muối giúp giảm độ chua khá hữu hiệu mà không cần sử dụng quá nhiều đường. Nó còn giúp cho chè ngọt hơn và giảm vị đắng một số món ăn.
Ngoài ra, muối ăn còn có rất nhiều công dụng trong nấu nướng, chế biến món ăn như: cho một chút muối vào chảo dầu sôi giúp hạn chế bị văng dầu mỡ khi chiên, rán thức ăn.
Lúc giã cua đồng làm riêu, bạn hãy cho một chút muối vào cua sống, muối giúp protein trong thịt cua kết dính, danh chóng tạo thành tảng khi nấu.
Bạn cũng có thể bỏ một chút muối vào gạo khi nấu cơm, xôi giúp cho món ăn lâu thiu do muối có tính kháng khuẩn. Muối ăn cũng là loại gia vị hữu hiệu khi hầm xương, củ quả lấy nước dùng.
Theo VTC News
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC