Các nghệ sĩ thường để lại thông điệp bí ẩn trong các tác phẩm của họ. Chúng ta thường quan sát, tìm hiểu bức tranh một cách tổng thể, bỏ qua các chi tiết nhỏ và mờ nhạt mà chẳng ngờ rằng chính chúng là chìa khóa để khám phá ra bí ẩn của những bức họa nổi tiếng thế giới.
Dưới đây là 8 bức họa nổi tiếng thế giới có chứa những bí ẩn mà nhiều người không biết tới.
1. Bức “The Lute Player” của danh họa Caravaggio
Suốt cả một thời gian dài, nhân vật trong bức họa The Lute Player của danh họa Caravaggio được xem là một người phụ nữ. Mãi cho đến đầu thế kỷ 20, các nhà phê bình nghệ thuật dựa vào nhạc cụ trong tranh là cây đàn violin và đàn lute, loại đàn dành cho nam giới ở thời kỳ họa sĩ Caravaggio sinh sống mới khẳng định được nhân vật trong bức tranh là một người đàn ông đang sáng tác nhạc.
2. Bức “Nàng MonaLisa” của Leonardo da Vinci
Bức họa nàng Mona Lisa nổi tiếng với sự hoàn hảo và đầy bí ẩn. Chuyên gia người Mỹ Joseph E. Borkowski tiết lộ rằng người phụ nữ trong tranh chắc chắn đã bị gãy một số răng. Borkowski nhận thấy nhiều vết nhăn xung quanh miệng nàng Mona Lisa qua các hình ảnh phóng to.
Ông cho biết: “Vẻ mặt của nàng Mona Lisa giống với những người bị gãy răng cửa. Hình ảnh phóng to một vết thẹo ở phần môi cho thấy khẩu hình của nàng Mona Lisa có vẻ bất thường, không giống một người có bộ răng đầy đủ".
3. Bức “Chúa truyền sự sống cho Adam” của Michenlangelo
Một số chuyên gia trong lĩnh vực giải phẫu thần kinh ở Mỹ tin rằng bức tranh “Chúa truyền sự sống cho Adam” mà họa sỹ - kiến trúc sư thiên tài Michenlangelo kỳ công vẽ có ám chỉ đến việc giải phẫu.
Họ tranh luận rằng phần bên phải của bức tranh như vẽ nên kết cấu thông minh và tinh vi của bộ não người. Trên thực tế, bạn có thể tìm thấy ngay cả những thành phần tinh vi nhất của não, chẳng hạn như tiểu não, thần kinh thị giác và tuyến yên. Đồng thời, dãy màu xanh lá cây dễ nhìn thấy trùng khớp với động mạch sống.
4. Bức “Ông lão đánh cá” của Tivadar Kosztka
Nếu chỉ nhìn thoáng qua, chúng ta thấy rằng bức tranh này không có gì đặc biệt ngoài sự khắc khổ đến dữ tợn của người đánh cá. Tuy nhiên, nếu dùng một tấm gương phản chiếu đặt giữa bức tranh, các bạn sẽ thấy điều bất ngờ.
Nếu mặt gương quay sang trái, chúng ta sẽ thấy lão đánh cá đang chắp tay cầu nguyện, nhưng nếu quay ngược sang phải, ông lão khắc khổ liền biến thành "ác quỷ" đáng sợ. Nhìn xa hơn nữa, phông nền ở góc cạnh bức tranh cầu nguyện là vùng biển yên bình, còn ở bức "ác quỷ" lại là "sóng to gió lớn".
Phải chăng điều tác giả muốn nhắn nhủ với người xem rằng, luôn tồn tại thiên thần và ác quỷ trong mỗi con người chúng ta.
5. Bức “Cảnh biển” của Hendrick Van Anthonissen
Khi bức ảnh “Cảnh biển” của hoạ sĩ người Hà Lan, Hendrick Van Anthonissen, được tặng cho bảo tàng Fitzwilliam. Nhiều nhà nghiên cứu cảm thấy kì lạ là tại sao bức tranh chỉ mô tả một nhóm người đang tụ tập trên biển.
Sau khi bức tranh được đem đi rửa và làm sạch, người ta đã phát hiện ra hình ảnh một chú cá voi khổng lồ nằm trên bờ biển. Phải mất 150 năm, người ta mới khám phá ra bí ẩn che giấu trong bức tranh này.
Họa sĩ Hendrick van Anthonissen nghĩ rằng một tác phẩm không có một con vật chết thì sẽ phổ biến và gần gũi hơn với khán giả nên ông đã che giấu con cá voi khổng lồ đó bằng một lớp màu vẽ vội vàng.
6. Bức chân dung tự họa của họa sĩ Van Gogh
Trong sự nghiệp hội họa của mình, Van Gogh đã vẽ hàng chục bức chân dung tự họa với những phong cách khác nhau. Tuy nhiên, bức tranh này mô tả người nghệ sĩ bị thương ở phần tai bên phải, nhưng trong thực tế, phần tai trái của ông mới là bên bị cắt bỏ.
Van Gogh giải thích rằng khi tự vẽ mình, ông thường quan sát bản thân qua một tấm gương. Vì vậy, thực tế phần mặt bên phải trong tranh lại là phần mặt bên trái của ông và ngược lại.
7. Bức “Bacchus” của Caravaggio
Một nhóm chuyên gia đã phát hiện ra bí ẩn thú vị trong bức họa Bacchus nổi tiếng của danh họa Caravaggio. Ẩn trong bình rượu là chân dung tự họa của Caravaggio được ông vẽ rất nhỏ.
8. Bức “The Night Watch” của họa sĩ Hà Lan
Bức tranh The Night Watch của họa sĩ Hà Lan - Rembrandt van Rijn hoàn thành năm 1642 có một chi tiết đầy bất ngờ mà mãi sau này các chuyên gia mới phát hiện ra.
Tên của bức tranh cho ta biết bối cảnh diễn ra là vào ban đêm. Nhưng vào năm 1947, sau khi giới chuyên gia làm sạch bức tranh bằng bồ hóng, họ đã phát hiện ra bối cảnh của kiệt tác này là ánh sáng ban ngày.
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC