Các chi tiết nhà được ghép nối phức tạp, tinh vi với độ chính xác cao mà không cần phải sử dụng đến đinh, keo dính hay công cụ nào khác.
Các nghệ nhân sử dụng thuật ghép gỗ với một thanh gỗ lồi (mộng) và một thanh gỗ lõm (lỗ mộng), hai thanh gỗ có thể kết hợp với nhau một cách khăng khít. Những thợ mộc xưa làm nhà gỗ với kỹ thuật độc đáo này được người Nhật gọi là Miyadaiku.
Theo quan niệm của người Nhật xưa, Kanawatsugi là kỹ thuật xây nhà mang đậm triết lý âm dương, đầu khúc gỗ có âm dương, hai đầu gỗ dường như biết suy nghĩ, chúng ôm khít vào nhau.
Đây là một kỹ thuật phức tạp và đòi hỏi người thợ ngoài tài năng còn phải rất kiên trì để có thể ghép nối một cách chính xác các thanh gỗ.
Chỉ bằng kỹ thuật này mà những ngôi nhà gỗ của người Nhật có thể tồn tại đến cả hàng trăm năm mà gỗ không bị mục nát hay lỏng lẻo, chống được động đất cấp 8.
Kỹ thuật Kanawatsugi với những thanh, mẩu gỗ lồi lõm, giúp cho các đầu nối gắn kết với nhau vô cùng chắc chắn đòi hỏi kỹ thuật ghép nối phức tạp, tinh xảo với độ chính xác đến từng mm.
Kỹ thuật ghép mộng gỗ của người Nhật xưa được những người thợ mộc truyền từ đời này qua đời khác. Nhiều công trình đồ sộ bằng gỗ phức tạp hoàn toàn tự ghép mộng, trong đó có cây cầu nổi tiếng ở Nhật.
Các nghệ nhân sử dụng thuật ghép gỗ với một thanh gỗ lồi (mộng) và một thanh gỗ lõm (lỗ mộng).
Những thợ mộc xưa làm nhà gỗ với kỹ thuật độc đáo này được người Nhật gọi là Miyadaiku.
Theo quan niệm của người Nhật xưa, Kanawatsugi là kỹ thuật xây nhà mang đậm triết lý âm dương.
Cây cầu gỗ ghép.
Theo: trithuctre.vn
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC