Tờ Sohu đưa tin về trường hợp của cậu bé tên là Tiểu Tống (sống tại Hồ Bắc, Trung Quốc) mới 6 tuổi đã mắc phải chứng đột quỵ.
Vào một buổi sáng, Tiểu Tống tỉnh dậy với cơn đau đầu dữ dội. Ban đầu, gia đình cậu cho rằng đó chỉ là một cơn cảm lạnh thông thường và không mấy bận tâm. Tuy nhiên, chỉ 2 ngày sau, tình hình trở nên nghiêm trọng khi Tiểu Tống nôn mửa, bị méo miệng, lác mắt, nửa người mềm nhũn. Những triệu chứng này khiến cha mẹ cậu hoảng sợ và nhanh chóng đưa Tiểu Tống đến bệnh viện địa phương.
Kết quả chẩn đoán thật bất ngờ: Tiểu Tống mắc chứng đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Để tiếp tục điều trị, cậu bé được chuyển đến Bệnh viện Nhi Vũ Hán. Tại đây, các bác sĩ phát hiện rằng mạch máu ở đầu Tiểu Tống đã bị tắc nghẽn hoàn toàn và cần phải phẫu thuật ngay lập tức. Tuy Tiểu Tống may mắn được cứu sống, nhưng tương lai của cậu bé giờ đây phụ thuộc vào một quá trình điều trị y tế phức tạp và hồi phục thể chất lâu dài.
Câu chuyện của Tiểu Tống thật đau lòng, khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: Tại sao đột quỵ, căn bệnh thường chỉ gặp ở người trung niên và người già, lại có thể xảy ra ở trẻ em?
Bác sĩ Guo Qing (Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Quốc) mới đây đã đưa ra khuyến cáo về những vấn đề liên quan đến đột quỵ ở trẻ nhỏ.
4 nguyên nhân không ngờ dẫn đến đột quỵ ở trẻ em
1. Chấn thương đầu
Động mạch nội sọ của trẻ em rất nhạy cảm. Nếu trẻ bị chấn thương đầu do va chạm, có thể hình thành huyết khối, gây tắc nghẽn động mạch não và dẫn đến đột quỵ. Trong trường hợp của Tiểu Tống, cậu bé đã bị ngã trong khi chơi và không được cha mẹ chú ý ngay lập tức.
2. Nhiễm trùng do viêm
Nhiễm trùng có thể gây viêm mạch máu, dẫn đến tắc nghẽn. Viêm không chỉ làm hẹp mạch máu mà còn tạo ra các yếu tố hóa học có hại cho mạch máu, từ đó gia tăng nguy cơ đột quỵ.
3. Béo phì
Trẻ em béo phì có nguy cơ cao mắc các bệnh như tăng huyết áp, mỡ máu cao và tiểu đường, tất cả đều là những yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ.
4. Căng thẳng tinh thần quá mức
Trẻ em trải qua căng thẳng do học tập hoặc chơi game kéo dài cũng có thể dẫn đến đột quỵ. Sự căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ.
Bác sĩ cảnh báo 4 triệu chứng đột quỵ ở trẻ em mà cha mẹ không nên xem thường
Các bác sĩ cho rằng, sự cảnh giác của cha mẹ rất quan trọng trong việc phát hiện và phòng ngừa đột quỵ ở trẻ. Do đó, bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện gấp nếu như thấy 1 trong 4 dấu hiệu bên dưới đây.
1. Khuôn mặt bất đối xứng
Đột quỵ có thể khiến trẻ bị tê liệt một bên mặt, miệng méo, tạo nên sự bất đối xứng.
2. Suy giảm vận động ở một nửa cơ thể
Nếu trẻ không thể giơ tay hoặc chân ở một bên cơ thể, hoặc cảm thấy tê bì, cần phải đi khám ngay lập tức.
3. Khó nói hoặc nói ngọng
Trẻ có thể đột nhiên nói không rõ ràng, lưỡi to ra, do thiếu máu cung cấp lên não.
4. Mờ mắt, nôn mửa, ngất xỉu
Trẻ có thể gặp phải tình trạng mờ mắt, nôn mửa hoặc mất ý thức, đây là những triệu chứng nghiêm trọng cần được điều trị ngay.
Cách phòng ngừa đột quỵ ở trẻ em
1. Hạn chế cho trẻ tham gia vào các hoạt động nguy hiểm có thể gây chấn thương đầu. Nếu trẻ bị thương ở đầu hoặc cổ, cần đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra.
2. Giảm căng thẳng và mệt mỏi: Theo nghiên cứu của Đại học Cambridge, mức độ mệt mỏi có thể liên quan đến tỷ lệ mắc đột quỵ. Cha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ có thời gian nghỉ ngơi hợp lý và hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử.
3. Kiểm soát chế độ ăn uống và tăng cường vận động: Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau, trái cây và ít đồ ăn nhanh để tránh thừa cân. Cùng với đó, đưa trẻ tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời để nâng cao sức khỏe và tăng cường lưu thông máu.
Giảm nguy cơ đột quỵ nhờ thay đổi nhỏ trong cách đi bộ
Theo Bảo Nam
Phụ Nữ Số
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC