Có rất nhiều phương thức giao tiếp với nhau, nhưng cách mà chúng ta trao cho nhau những cái ôm được cho là cách thể hiện tình cảm sâu sắc nhất.
Chỉ qua chiếc ôm tưởng chừng như rất đỗi bình thường cũng có thể khiến người khác cảm nhận được chiếc ôm đó có chân thành hay không?
Những cái ôm là phương tiện bày tỏ tình cảm giữa người với người.
Một cái ôm có thể giúp xua đi những nỗi buồn hay sự sợ hãi cũng như mang lại cho đối phương cảm giác ấm áp, được trân trọng, yêu thương.
Một cái ôm có thể giúp xua đi những nỗi buồn hay sự sợ hãi cũng như mang lại cho đối phương cảm giác ấm áp, được trân trọng, yêu thương. Ảnh: Pinterest.
Nghiên cứu và phân tích hơn 2.000 cái ôm tại sân bay, các nhà khoa học khẳng định lại rằng những cái từ ôm bên phải thường ít cảm xúc hơn những cái ôm từ bên trái.
Bởi lẽ, bán cầu não phải - bán cầu điều khiển cảm xúc sẽ kiểm soát hoạt động của phần cơ thể phía bên trái của chúng ta. Do đó mà cảm xúc từ phía đó sẽ được bộc lộ cực kỳ mạnh mẽ.
Những cái từ ôm bên phải thường ít cảm xúc hơn những cái ôm từ bên trái. Ảnh: Pinterest.
Mặt khác, "khi mọi người ôm nhau, những cảm xúc và hệ thống cơ động trong não tương tác và tạo nên cảm xúc mạnh mẽ từ phía bên trái cơ thể", tác giả Julian Packheiser - tiến sĩ về khoa học nhận thức tại trường Đại học Ruhr, Bochum cho biết thêm.
Tiến sĩ Packheiser cho biết thêm: "Tay thuận và chân thuận có thể dự đoán được một người sẽ ôm từ phía nào. Người thuận tay phải có xu hướng ôm người khác từ phía bên phải, thường xuyên hơn người thuận tay trái, và những người ôm từ bên trái sẽ có xu hướng chân thành hơn”.
Trong ảnh là Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Ấn độ đang trao cho nhau một cái ôm từ phía phải trong chuyến viếng thăm tại Nhà Trắng năm 2017. Ảnh: AP.
Các nhà nghiên cứu cũng phân tích hơn 500 cái ôm trên YouTube. Ở đó, họ nhận thấynhững chiếc ôm có vẻ như bất thường, không cảm xúc từ các clip của diễn viên bị bịt mắt và ôm người lạ trên đường.
Những cái ôm giữa cặp đôi nam – nữ, giữa 2 người phụ nữ hay giữa 2 người đàn ông lại khác với bình thường. Đàn ông thường thể hiện nhiều hơn trong một cái bắt tay, kể cả ở tình huống trung lập.
Ảnh minh họa cho cái ôm giữa 2 người đàn ông. Ảnh: Getty Images.
“Nhiều người đàn ông nghĩ, họ ôm nhau là một điều tiêu cực. Họ có xu hướng xem cái ôm như một thứ không mấy tốt đẹp ngay cả trong những trường hợp bình thường, ví dụ như là để nói một lời chào.
Vì vậy, bán cầu não phải được kích hoạt với những cảm xúc tiêu cực và tác động đến hành động của phần bên trái cơ thể”, theo Tiến sĩ về khoa học nhận thức Sebastian Ocklenburg.
HẢI ANH Theo DailyMail
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC