Không chỉ giết chết nhiều người, vụ khủng bố 11/9 còn để lại nhiều hệ lụy cho xã hội Mỹ; Nguồn: history
Trận Trân Châu Cảng, cướp đi 2.390 nhân mạng
Rạng sáng ngày 7/12/1941, gần 90 máy bay Nhật Bản đã bất ngờ tấn công căn cứ Hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng (Hawaii). Cuộc tấn công kéo dài hàng giờ đã phá hủy một số thiết giáp hạm lớn vẫn neo đậu trong cảng, giết chết 2.390 quân nhân và dân thường. Gần một nửa số người thiệt mạng lúc đó đang trên tàu USS Arizona - con tàu phát nổ và chìm trong biển lửa sau khi bị trúng bom trực tiếp. Cuộc tấn công đã thúc đẩy Mỹ tham gia Thế chiến II.
Tấn công khủng bố 11/9 - 2.974 nhân mạng
Sáng ngày 11/9/2001, chiếc máy bay thương mại bị cướp đầu tiên đã lao vào Tháp Bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York. Chiếc máy bay thứ hai đã lao vào Tháp Nam với một vụ nổ kinh hoàng và tiếp theo là cuộc tấn công vào Lầu Năm Góc, màn bắn rơi máy bay bị cướp ở Shanksville, Pennsylvania.
Tổng số 2.974 người đã thiệt mạng, chưa kể gần 4.000 trường hợp lính cứu hỏa và những người đầu tiên tham gia ứng cứu đã chết vì ung thư và do tình trạng y tế liên quan đến vụ tấn công.
Động đất và hỏa hoạn ở San Francisco 1906 - 3.000 nhân mạng
Ngày 18/4/1906, San Francisco với dân số 400.000 người đã bị một trận động đất lớn, kéo dài từ 45-60 giây, làm đổ các tòa nhà, bao gồm cả Tòa thị chính. Trận động đất và các dư chấn, di hại của nó là đám cháy đã hủy hoại các khu chung cư đông đúc, gây cháy trong bốn ngày.
Ước tính, trong thảm họa này, có khoảng 3.000 người chết 500 dãy phố bị san bằng và khiến hơn 200.000 cư dân San Francisco sống trong cảnh màn trời chiếu đất.
Bão tấn công Galveston năm 1900 - 8.000 nhân mạng
Cơn bão với sức gió 150 dặm/giờ tấn công và nhấn chìm thành phố đảo Galveston (Texas) với nước dâng cao 4,5m là thảm họa thiên nhiên chết chóc nhất trong lịch sử nước Mỹ vào ngày 8 và 9/9/1900.
Galveston từng là một trong những thành phố giàu có và hiện đại nhất Texas, đã trở thành đống đổ nát và thi thể của vô số nạn nhân tiếp tục dạt vào bờ biển trong nhiều tuần. Ước tính có khoảng 8.000 người đã thiệt mạng.
Chiến tranh Triều Tiên - 36.914 nhân mạng
Được mệnh danh là “Cuộc chiến bị lãng quên”, chiến tranh Triều Tiên là một cuộc xung đột lớn giữa các cường quốc được vũ trang hạt nhân, đã cướp đi sinh mạng của 36.914 quân nhân Mỹ.
Gần 2 triệu lính Mỹ đã được triển khai trong ba năm chiến tranh, kết thúc trong một bế tắc đẫm máu, không bên nào giành được hay mất lãnh thổ bị chia cắt trước chiến tranh ở vĩ tuyến 38, không có vũ khí nguyên tử nào được sử dụng ngoài các chiến dịch ném bom lớn (bao gồm cả bom napalm); chỉ riêng Triều Tiên ước tính khoảng 2 triệu dân thường đã bị chết.
Chiến tranh Việt Nam - 58.220 nhân mạng
Cuộc chiến kéo dài và không được lòng dân Mỹ biến thành một cuộc chiến tiêu hao kéo dài hàng thập kỷ. Tổng cộng 58.220 quân nhân Mỹ đã thiệt mạng trong Chiến tranh Việt Nam. Từ năm 1967-1969, hơn 40.000 lính Mỹ thiệt mạng trong những tháng và gần và trong Tết Mậu Thân. Cuối cùng Mỹ đã phải rút khỏi Đông Nam Á.
Thế chiến I - 116.516 nhân mạng
Châu Âu rơi vào chiến tranh vào năm 1914, nhưng Mỹ dưới thời Tổng thống Woodrow Wilson giữ lập trường trung lập. Tuy nhiên, sau khi ngư lôi của Đức đánh chìm tàu chở khách Lusitania vào năm 1915, giết chết 120 người Mỹ, tư duy của người Mỹ bắt đầu thay đổi.
Động đất và hỏa hoạn năm 1906 đã gây nhiều thiệt hại về người và vật chất cho San Francisco. Nguồn: history
Washington tuyên chiến với Đức vào ngày 6/4/1917 và triển khai hàng trăm nghìn lính đến các chiến trường châu Âu.
Tổng số 116.516 người Mỹ đã chết trong "cuộc chiến chấm dứt mọi cuộc chiến", kết thúc bằng một Hiệp định đình chiến tuyên bố chiến thắng của Đồng minh vào 11/11/1918.
Thế chiến II - 405.400 nhân mạng
Adolf Hitler lên nắm quyền vào năm 1933 và thực hiện kế hoạch thiết lập một đế chế Đức “Aryan”. Mỹ, giống như trong Thế chiến I, đã ngăn Anh, Pháp và các quốc gia khác tuyên chiến với Hitler. Nhưng sau cuộc tấn công Trân Châu Cảng năm 1941, Mỹ tuyên chiến với cả Nhật Bản và Đức, đồng thời tham gia cùng Đồng minh đổ bộ ở Normandy, nơi hơn 4.400 quân Đồng minh bị giết trong vài ngày. Trong trận Okinawa - trận chiến đẫm máu nhất của Mỹ - hơn 12.500 lính Mỹ đã bỏ mạng.
Tổng cộng, 405.400 quân nhân Mỹ đã chết trong Thế chiến II - cuộc chiến đẫm máu nhất của Mỹ ở nước ngoài.
Đại dịch COVID-19 - 357.000 nhân mạng (đang thống kê)
Chủng coronavirus đã cướp đi những nạn nhân Mỹ đầu tiên vào tháng 2/2010 và gây ra việc đóng cửa trên diện rộng các trường học và doanh nghiệp Mỹ. Tính đến tháng 1/2021, với việc triển khai vắc xin COVID-19 đầu tiên, số ca tử vong do COVID-19 được xác nhận là 357.000 người, nhưng các mô hình dịch bệnh của Mỹ dự báo sẽ vượt qua 560.000 ca tử vong vào ngày 1/4/2021.
Dịch cúm năm 1918 - 675.000 nhân mạng
Dịch “cúm Tây Ban Nha” năm 1918 đã cướp đi sinh mạng của 50 đến 100 triệu nạn nhân trên toàn thế giới, trong đó ước tính có khoảng 675.000 người Mỹ.
Nạn nhân của Nội chiến ở Mỹ hiện vẫn chưa được thống kê đầy đủ; Nguồn: history
Tháng 10/1918 là tháng tồi tệ nhất của đại dịch, cướp đi sinh mạng của gần 200.000 tại Mỹ. Không giống như bệnh cúm theo mùa, nguy hiểm nhất đối với người già và trẻ nhỏ, chủng cúm năm 1918 đã “đốn hạ” những người đàn ông và phụ nữ khỏe mạnh trong thời kỳ đỉnh cao của cuộc đời.
Dịch HIV/AIDS - 700.000 nhân mạng
Năm 1981, các bác sĩ bắt đầu ghi nhân những trường hợp bí ẩn về các loại viêm phổi và ung thư hiếm gặp ở nam giới, chủ yếu là cộng đồng đồng tính nam ở New York và California.
Năm 1982, căn bệnh bí hiểm được đặt tên là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). Năm 1995, AIDS đã cướp đi sinh mạng của hơn 50.000 người Mỹ.
Nhờ các chiến dịch quan hệ tình dục an toàn và sự ra đời của các liệu pháp kháng virus mạnh mẽ, tỷ lệ nhiễm HIV và tử vong do AIDS đã giảm mạnh vào cuối những năm 1990, nhưng tử vong liên quan đến AIDS ở Mỹ vẫn ở mức từ 10.000-15.000 ca/năm.
Người ta tin rằng khoảng 700.000 người Mỹ đã chết trong hơn 30 năm do AIDS.
Nội chiến Mỹ - 750.000 nhân mạng (ước tính)
Con số người chết trong Nội chiến có thể không bao giờ được thống kê đầy đủ. Trong hơn một thế kỷ, con số được ghi nhận là 618.222 người tử vong, gồm 360.222 từ Liên minh miền Bắc và 258.000 từ Liên minh miền Nam.
Nhưng trong những thập kỷ gần đây, các nhà sử học đã nâng con số ước tính lên tới 750.000 nạn nhân, chủ yếu là do số thương vong của Liên minh miền Nam chưa được thống kê đầy đủ. Con số cao hơn này, nếu đúng, tương đương 2,5% tổng dân số Mỹ trong những năm 1860.
Nếu một cuộc chiến tương tự xảy hiện nay, nó sẽ cướp đi sinh mạng của hơn 7 triệu người Mỹ. Cái chết và đau khổ do Nội chiến gây ra là vô cùng lớn trong lịch sử Mỹ./.
CTV Lê Ngọc (theo history)
Nguồn: vov.vn
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC