Soi lại tàn tích của cuộc chiến tranh biên giới 1979

Soi lại tàn tích của cuộc chiến tranh biên giới 1979

 Thị trấn Đồng Đăng đã hồi sinh, nhưng đống đổ nát của pháo đài Đồng Đăng vẫn nằm lại trên đỉnh đồi như lời nhắc nhở về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979.  

132 1 Soi Lai Tan Tich Cua Cuoc Chien Tranh Bien Gioi 1979

Vào thời điểm trước khi cuộc chiến tranh biên giới nổ ra, có trên 100 chiến sĩ thuộc Đại đội 5 Công an vũ trang Lạng Sơn được bố trí tại đây.

132 2 Soi Lai Tan Tich Cua Cuoc Chien Tranh Bien Gioi 1979

Pháo đài được thiết kế phức tạp với nhiều tầng, phần nổi là những cụm lô cốt kiên cố với lỗ châu mai nhô lên trên đỉnh đồi, trong khi phần chìm là một hệ thống tầng hầm gồm nhiều phòng chức năng như phòng họp, phòng ngủ, nhà bếp, nhà kho...

132 3 Soi Lai Tan Tich Cua Cuoc Chien Tranh Bien Gioi 1979

Nằm ở một vị trí chiến lược cách cửa khẩu Việt - Trung 2km, pháo đài là một hệ thống lô cốt rất vững chắc do Pháp xây dựng từ năm 1939 đến năm 1941 để không chế một khu vực rộng lớn tiếp giáp với biên giới Trung Quốc.

132 4 Soi Lai Tan Tich Cua Cuoc Chien Tranh Bien Gioi 1979

Trong thời gian chống thực dân Pháp, pháo đài Đồng Đăng là một cứ điểm bất khả xâm phạm. Nhiều lần quân dân ta đánh chiếm pháo đài nhưng đều không thành. Mãi đến năm 1944 – 1945, lợi dụng Nhật đảo chính Pháp, quân dân ta được lệnh khởi nghĩa mới chiếm được pháo đài. Tuy nhiên, sau khi Pháp quay trở lại đô hộ nước ta năm 1946, chúng đã chiếm lại pháo đài.

132 5 Soi Lai Tan Tich Cua Cuoc Chien Tranh Bien Gioi 1979

Trong chiến dịch Biên giới 1950, quân Pháp thua trận phải rút chạy về xuôi theo đường đường số 4. Đến thị trấn Đồng Đăng, chúng đã dùng thuốc nổ để phá hoại pháo đài nhằm không cho quân ta chiếm giữ một cứ điểm quan trọng. Tuy nhiên, do được thiết kế rất kiên cố nên pháo đài chỉ bị hư hỏng nhẹ.

132 6 Soi Lai Tan Tich Cua Cuoc Chien Tranh Bien Gioi 1979

Sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, khu vực pháo đài Đồng Đăng được giao cho một đơn vị Công an vũ trang (C5) của Công an tỉnh Lạng Sơn bảo vệ (đơn vị này ngày nay được gọi là đại đội C1 thuộc phòng cảnh sát bảo vệ Công an tỉnh Lạng Sơn).

132 7 Soi Lai Tan Tich Cua Cuoc Chien Tranh Bien Gioi 1979

Ngày 17/2/1979, khi quân Trung Quốc đồng loạt nổ súng xâm lược, hàng trăm người dân Đồng Đăng chạy lên đây trú ẩn và cùng các chiến sĩ C5 chiến đấu, lo công tác hậu cần.

132 8 Soi Lai Tan Tich Cua Cuoc Chien Tranh Bien Gioi 1979

Trong những ngày đầu cuộc chiến, nhờ vị thế hiểm yếu của pháo đài, quân ta đã đánh bật hàng chục đợt tấn công của địch hòng chiếm lấy cao điểm, tiêu diệt hàng trăm tên địch.

132 9 Soi Lai Tan Tich Cua Cuoc Chien Tranh Bien Gioi 1979

Sau hơn một tuần giao chiến, do lực lượng bị tổn thất, các chiến sĩ C5 phải rút dần vào trong pháo đài. Địch đã tiếp cận đường hầm, đặt thuốc nổ giật sập cửa vào hầm ngầm, dùng lựu đạn cay thả xuống hầm qua các lỗ thông hơi, dùng cả súng phun lửa phun vào các ngách hầm.

132 10 Soi Lai Tan Tich Cua Cuoc Chien Tranh Bien Gioi 1979

Trong hàng trăm người dân và chiến sĩ cố thủ trong pháo đài, chỉ có 6 người sống sót thoát ra được sau đó. Những người còn lại đều chết ngay trong lòng pháo đài.

132 11 Soi Lai Tan Tich Cua Cuoc Chien Tranh Bien Gioi 1979

Dù kết thúc trong đau đớn, cuộc chiến ở pháo đài Đồng Đăng đã giúp cầm chân quân Trung Quốc khi tiến về thị xã Lạng Sơn, gây nên những tổn thất to lớn cho đội quân xâm lược.

132 12 Soi Lai Tan Tich Cua Cuoc Chien Tranh Bien Gioi 1979

Sau khi chiếm được pháo đài Đồng Đăng, quân Trung Quốc đã dùng 10 tấn thuốc nổ để phá hệ thống lô cốt này. Tuy nhiên, số thuốc nổ này chỉ làm sập được phần trên cùng của lô cốt, còn hệ thống hầm gầm vẫn nguyên vẹn.

132 13 Soi Lai Tan Tich Cua Cuoc Chien Tranh Bien Gioi 1979

Sau gần 4 thập niên, thị trấn Đồng Đăng đã hồi sinh, nhưng đống đồ nát của pháo đài Đồng Đăng vẫn nằm lại trên đỉnh đồi hoang vu như lời nhắc nhở về một giai đoạn trong lịch sử.

Báo điện tử Kiến Thức


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan