Tại sao giữa ngày lại mệt mỏi, và cải thiện nó như thế nào?

Tại sao giữa ngày lại mệt mỏi, và cải thiện nó như thế nào?

Bạn có thường xuyên thấy mệt mỏi và muốn nghỉ ngơi vào giữa ngày? Bạn đang thiếu ngủ hay có thứ gì đó khác làm bạn cảm thấy chán nản? Hãy thử kiểm tra những “thủ phạm” tiềm ẩn làm cho bạn rơi vào trạng thái này nhé!...

132 1 Tai Sao Giua Ngay Lai Met Moi Va Cai Thien No Nhu The Nao

Ba vấn đề cơ bản để có một sức khỏe tốt. Đó là giấc ngủ, chế độ ăn uống và tập thể dục... (Pixabay).

Bạn có cần chỉnh lại lối sống của mình không?

Đó là câu hỏi đầu tiên mà bạn nên tự hỏi chính mình. Bạn có thật sự đối xử tốt với cơ thể của bạn chưa? 

Chuyên gia về nội tiết tiến sĩ Theodore Friedman nói: “Với bệnh nhân của tôi, tôi luôn nói về 3 vấn đề cơ bản để có một sức khỏe tốt. Đó là giấc ngủ, chế độ ăn uống và tập thể dục. Nếu bạn không ngủ ngon, rất khó để có cảm giác ngon miệng và cũng rất khó để có thể tập thể dục. Và điều đó cũng đúng khi 1 trong 3 yếu tố trên là nguyên nhân của sự rối loạn, bởi vì, chúng đều có mối liên quan với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau”. 

Vậy nên, hãy cố gắng thay đổi chính bản thân mình. Người lớn cần 7 đến 9 tiếng để ngủ; ăn một chế độ ăn cân bằng với các loại trái cây, rau, và đạm; kết hợp với hoạt động thể thao phù hợp cho bản thân. Đi bộ, yoga, thiền định là những môn tập có thể phù hợp với tất cả các lứa tuổi, từ người trẻ cho đến người cao tuổi. 

 

Nếu bạn đã kiểm tra tất cả các yếu tố đó, và điều chỉnh nó, nhưng vẫn thấy mệt mỏi, thì có thể còn những nguyên nhân tiềm ẩn khác. Lúc này, bạn nên tìm sự giúp đỡ của các chuyên gia y tế. 

Thiếu máu thiếu sắt

Là một căn bệnh rất phổ biến ở người Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ. Sắt là một thành phần cấu tạo nên hồng cầu và có nhiệm vụ vận chuyển oxy đến các tế bào, nuôi dưỡng cơ thể. Do đó, thiếu máu thiếu sắt làm cho bạn mệt mỏi, chóng mặt khi đứng dậy, cảm giác choáng váng, hay hồi hộp do nhịp tim nhanh. 

Bác sĩ có thể kiểm tra bệnh thiếu máu thiếu sắt với một xét nghiệm công thức máu đơn giản. Bạn có thể bổ sung thức ăn có chứa nhiều sắt như rau bó xôi, bí đỏ, các loại đậu, socola đen, hải sản có vỏ, thịt đỏ, gan,... hoặc uống viên sắt theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện tình trạng thiếu máu này.

 

132 2 Tai Sao Giua Ngay Lai Met Moi Va Cai Thien No Nhu The Nao

Sắt là một thành phần cấu tạo nên hồng cầu và có nhiệm vụ vận chuyển oxy đến các tế bào, nuôi dưỡng cơ thể... (Pixabay).

Tiểu đường

Mệt mỏi là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của tiểu đường. Nguyên nhân có thể là vì cơ thể bạn sử dụng rất nhiều năng lượng để đáp ứng với những thay đổi thường xuyên ở trong máu. Ngoài ra, bạn còn mệt mỏi vì khát nước và phải đi tiểu liên tục.

Bạn nên xét nghiệm đường trong máu thường xuyên, điều chỉnh chế độ ăn dành cho người tiểu đường, và thay đổi để có một lối sống lạc quan. Tập thể dục đều đặn cũng sẽ giúp bạn điều hòa lượng đường trong máu và giảm cảm giác mệt mỏi kéo dài.

Có vấn đề với tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ hình con bướm ở vùng cổ. Tuyến giáp tạo ra một hormone giúp kiểm soát cách bạn sử dụng năng lượng. Khi một người bị suy giáp, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, mọi hoạt động dường như chậm lại, bạn trở nên chậm chạp và phản ứng chậm với hoàn cảnh. Kiểm tra chức năng tuyến giáp cũng là một xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán và điều trị bệnh suy giáp.

Bệnh tim

Sự mệt mỏi là một triệu chứng chung của suy tim xung huyết, bệnh lý làm giảm chức năng bơm máu nuôi dưỡng cơ thể của quả tim. Nếu bạn bị mắc chứng suy tim sung huyết, ban đầu, bạn thường thấy mệt mỏi, khó thở khi tập thể dục. Tay và chân cũng có thể bị sưng. Siêu âm tim giúp đánh giá chức năng bơm máu của tim có hiệu quả hay không. 

Ngừng thở khi ngủ

Rối loạn này khiến bạn không có đủ oxy khi ngủ, nghĩa là bạn sẽ không nghỉ ngơi trong đêm. Tiến sĩ Lisa Shives, giám đốc Trung tâm Y học về giấc ngủ tại Đại học California, Đại học Y khoa San Diego cho biết: "Bộ não thông báo rằng bạn không loại bỏ CO2 và nó thức dậy rất nhanh trong tình trạng báo động". Bạn thậm chí không nhận ra điều đó, điều này khiến bạn khó có thể hiểu tại sao bạn lại buồn ngủ vào ban ngày. 

Hiện nay, cách chẩn đoán ngưng thở khi ngủ là dùng máy đa ký giấc ngủ để ghi lại toàn bộ những dấu hiệu bất thường trong giấc ngủ. Qua đó, các bác sĩ đưa ra chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Trầm cảm

Nó cướp đi các hóa chất cần thiết cung cấp cho não để làm việc tốt nhất. Một trong số đó là serotonin - hormone giúp điều chỉnh đồng hồ sinh học của bạn. Trầm cảm có thể giảm mức năng lượng và khiến bạn cảm thấy mệt mỏi trong ngày.

Bạn cũng có thể thấy khó ngủ vào ban đêm, hoặc bạn có thể thức dậy sớm hơn bạn muốn vào buổi sáng. Nói chuyện với bác sĩ tâm lý có thể giúp ích trong trường hợp này. 

132 3 Tai Sao Giua Ngay Lai Met Moi Va Cai Thien No Nhu The Nao

Bị trầm cảm có thể khiến bạn khó ngủ vào ban đêm, hoặc thức dậy sớm hơn bạn muốn vào buổi sáng... (Pixabay).

Mãn kinh

Nếu bạn là một phụ nữ đang trải qua thời kỳ mãn kinh, bạn có thể thấy khó ngủ. Hormone của bạn thay đổi rất nhiều vào thời điểm này, làm cho bạn bị đổ mồ hôi đêm và có những cơn nóng bừng. Điều này làm giấc ngủ không ngon và gây mệt mỏi vào ngày hôm sau. Đối với thời kỳ mãn kinh, các chuyên gia y tế đều khuyên rằng bạn cần có một thái độ sống tích cực, vui vẻ chấp nhận giai đoạn này như một phần của cuộc sống.

Ăn chế độ ăn giàu canxi và khoáng chất, tập thể dục như yoga và thiền định cũng rất hữu ích để giảm những cơn mệt mỏi khó tránh khỏi này.

Hương Xuân (Theo WebMD)

Nguồn: ntdvn.com


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan