Tết Trung thu ở các nước châu Á – mỗi nơi một khác

Tết Trung thu ở các nước châu Á – mỗi nơi một khác

Tết Trung thu là một trong những lễ hội truyền thống diễn ra vào tháng rằm tháng 8 Âm lịch hàng năm ở nhiều nước châu Á, nhưng mỗi nơi lại có những phong tục tập quán khác nhau.

132 1 Tet Trung Thu O Cac Nuoc Chau A  Moi Noi Mot Khac

 

132 2 Tet Trung Thu O Cac Nuoc Chau A  Moi Noi Mot KhacThả đèn trên sông là 1 trong những hoạt động mang tính truyền thống trong Tết Trung thu ở Trung Quốc. (Ảnh: Getty)

Trung Quốc

Đất nước này chính là “quê hương” của Tết Trung thu với các sự tích ly kỳ về chị Hằng và Thỏ Ngọc… Trong ngày này, người dân Trung Quốc thường có phong tục ngắm trăng, ăn bánh Trung thu, thả đèn trên sông, treo đèn lồng và giải câu đố.

Bánh Trung thu ở Trung Quốc gồm 2 loại là bánh nướng và bánh dẻo, song mỗi vùng miền lại có những hương vị và kiểu dáng khác nhau.

Ăn bánh và ngắm trăng là một tục lệ không thể bỏ qua đối với mỗi gia đình Trung Quốc trong đêm Rằm tháng 8 bởi nó biểu trưng cho sự đoàn viên.

Ngoài ra, mọi người thường tập trung ở các con sông để thả đèn và thành tâm cầu nguyện về những điều mình ước muốn. Trong đêm Trung thu, nhiều người trẻ tuổi sẽ đổ ra đường dạo chơi, tham gia vào hoạt động giải câu đố và thông qua đó để bày tỏ tình yêu.

Hàn Quốc

Tết Trung thu (hay còn được người dân địa phương gọi là Lễ Tạ ơn) là một trong 3 lễ hội lớn trong năm ở Hàn Quốc, người dân thường được nghỉ tới 3 ngày.

132 3 Tet Trung Thu O Cac Nuoc Chau A  Moi Noi Mot Khac

Mâm cỗ trung thu cúng bái tổ tiên của người Hàn Quốc. (Ảnh: Getty)

Trong dịp này, mọi người sẽ trở về quê hương đoàn tụ với gia đình, thăm hỏi họ hàng. Họ sẽ cùng nhau thưởng thức bữa ăn truyền thống với những món như bánh Songpyeon, rượu gạo rồi ngắm trăng. Vào buổi tối, khi trăng lên cao, phụ nữ Hàn Quốc sẽ mặc những chiếc hanbok sặc sỡ để nhảy múa.

Ở Hàn Quốc, bánh trung thu còn có tên là Songpyeon (Bánh trăng khuyết). Nguyên liệu chính làm bánh gồm có bột gạo, đậu đỏ, đậu nành, vừng…Người dân cũng tổ chức nhiều trò chơi truyền thống như kéo co, đấu vật, yutnori, kangkangsulle… trong dịp Trung thu.

Nhật Bản

Lễ hội ngắm trăng – Otsukimi diễn ra vào mùa thu du nhập vào Nhật Bản từ 1.000 năm trước. Mặc dù hiện nay người Nhật không sử dụng lịch âm nhưng Tết Trung thu vẫn được tổ chức hàng năm.

Các gia đình sẽ cắm cỏ bạc trong bình hoặc đặt trước cửa để xua đuổi tà ma và những điều xui xẻo. Trong văn hóa của xứ Phù Tang, cỏ bạc là biểu tượng cho sự khởi đầu của mùa thu và là đồ trang trí không thể thiếu trong dịp lễ này.

Để mừng Tết Trung thu, người dân thường làm bánh Tsukimi Dango từ bột gạo nếp. Họ tin rằng Thỏ ngọc thực sự sống trên Mặt Trăng.

Mọi người sẽ bày bánh thành mâm lớn trước thềm nhà. Vừa ngắm trăng, người dân vừa tưởng tượng những chú thỏ đang ăn hoặc giã bánh. Ngoài ra, trẻ em Nhật Bản cũng tham gia lễ hội rước đèn lồng cá chép.

Singapore

132 4 Tet Trung Thu O Cac Nuoc Chau A  Moi Noi Mot Khac

Đường phố ở Singapore được trang trí bởi rất nhiều đèn lồng đỏ trong dịp Tết Trung thu. (Ảnh: Getty)

Ở Singapore có rất nhiều người Trung Quốc sinh sống, do đó Tết Trung thu cũng được tổ chức rất linh đình. Đây là để thời gian để gia đình quây quần, rước đèn và thưởng thức bánh trung thu.

Người dân Singapore cũng tổ chức nhiều hoạt động như múa lân hay thắp sáng những bức vẽ bằng lụa về các nhân vật thần thoại.

Trong dịp này, mọi người sẽ tặng nhau bánh Trung thu và gửi những lời chúc tốt lành đến người thân, bạn vè và đối tác kinh doanh để thể hiện sự yêu quý và biết ơn.

Có hình dáng tương tự bánh trung thu Việt Nam nhưng bánh trung thu ở Singapore có hương vị hoàn toàn khác với đủ loại màu sắc.

Campuchia

Dịp lễ Trung thu ở Campuchia diễn ra muộn hơn so với các nước khác, thường là vào ngày rằm tháng 10 Âm lịch. Người dân Campuchia thường gọi đây là lễ hội Ok Om Pok. Theo đó, họ sẽ tổ chức vào các hoạt động vào ban đêm với các lễ vật như cốm dẹp, chuối, khoai, mía…

132 5 Tet Trung Thu O Cac Nuoc Chau A  Moi Noi Mot KhacTrong ngày tết Trung thu, người dân Campuchia sẽ tổ chức cuộc thi thả đèn trời. (Ảnh: Komsan)

Trong ngày tết Trung thu, mọi người sẽ tổ chức cuộc thi thả đèn trời. Người dân quan niệm, chiếc đèn càng bay lên cao thì càng thể hiện rằng những lời cầu nguyện sẽ sớm được gửi tới thần mặt trăng.

Bên cạnh đó, người dân sẽ đặt đồ cúng vào khay, đặt trên một chiếc chiếu lớn và ngồi trông trăng. Khi mặt trăng nhô lên đầu cành cây, mọi người thành tâm bái nguyệt, cầu xin ban phước. Sau đó, người già lấy gạo dẹt nhét đầy vào miệng của trẻ con để cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình.

Sri Lanka

132 6 Tet Trung Thu O Cac Nuoc Chau A  Moi Noi Mot Khac

Người dân Sri Lanka tới chùa cầu nguyện trong dịp trung thu. (Ảnh:Getty)

Giống như nhiều lễ hội khác ở Sri Lanka, Tết Trung thu có liên quan mật thiết đến tôn giáo, do vậy ngày rằm luôn là một ngày quan trọng. “Lễ trông trăng” ở nước này diễn ra 4 lần một năm, theo nghi thức của đạo Phật. Ngày lễ được tổ chức long trọng hơn vào tháng 7 và tháng 8 âm lịch.

Người dân sẽ được nghỉ để đón trung thu. Họ chuẩn bị hoa quả và lễ vật tươi ngon đến cúng chùa. Sau khi cầu nguyện và nghe giảng đạo, mọi người cùng ngồi lại thưởng thức đồ ăn, nhảy múa, ngắm trăng.

Malaysia

132 7 Tet Trung Thu O Cac Nuoc Chau A  Moi Noi Mot KhacBánh Trung Thu ở Malaysia rất chú trọng đến sự sáng tạo. (Ảnh: Getty)

3 hoạt động không thể thiếu trong Tết Trung thu ở Malaysia chính là ngắm trăng, ăn bánh và rước đèn.

Người Malaysia cũng thường làm bánh Trung thu và thắp đèn lồng để đón mừng ngày rằm tháng 8.

Lễ hội lồng đèn là đặc trưng trong văn hóa Trung thu ở Malaysia. Mọi người sẽ rước đèn hòa cùng đoàn múa lân đi dọc các con phố, khiến cho không khí trở nên tưng bừng và nhộn nhịp.

Bánh Trung Thu ở Malaysia rất chú trọng đến sự sáng tạo. Do đó, hình dạng bánh rất đa dạng. Ngoài bánh truyền thống hình tròn, bánh trung thu ở Malaysia còn có hình sò biển, bông hoa hoặc ngôi sao.

Iran

132 8 Tet Trung Thu O Cac Nuoc Chau A  Moi Noi Mot KhacNgười dân Iran sẽ cùng đón tết Mehrgan, tương tự như tết Trung thu. (Ảnh: Getty)

Theo lịch địa phương, vào ngày16/7 Dương lịch, người dân Iran sẽ cùng đón tết Mehrgan, tương tự như tết Trung thu. Dịp lễ này diễn ra trong vòng 6 ngày, là lễ hội lớn nhất trong năm sau lễ năm mới Nowruz. Trong những ngày này, mọi người cùng nhau thưởng thức các loại nông sản thu hoạch được và cầu mong về một mùa màng tươi tốt sắp tới.

Bạch Dương (Tổng hợp)

 


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan