Vì sao người Mỹ lại thả bóng khổng lồ ở Quảng trường Thời Đại đêm giao thừa

Vì sao người Mỹ lại thả bóng khổng lồ ở Quảng trường Thời Đại đêm giao thừa

Truyền thống này đã có từ hơn một thế kỷ nhưng ai là người đã đưa ra ý tưởng đó, và quả bóng có liên quan gì đến năm mới?

132 1 Vi Sao Nguoi My Lai Tha Bong Khong Lo O Quang Truong Thoi Dai Dem Giao Thua

Lịch sử của lễ đón giao thừa ở Quảng trường Thời đại bắt đầu vào năm 1905 (trước đó, người dân New York sẽ tụ tập xung quanh Nhà thờ Trinity của trung tâm thành phố chờ đợi tháp chuông vang lên).

Một bữa tiệc được tổ chức bởi tờ báo New York Times và đã bắn một màn pháo hoa biến tòa trụ sở tờ báo trở thành tâm điểm của mọi thứ trong đêm giao thừa.

Thật không may, thành phố đã cấm màn trình diễn rực lửa (và có thể gây nguy hiểm) vào năm 1907. Quyết tâm tìm ra một cách khác để đón mừng năm mới, chủ sở hữu của tờ báo là ngài Adolph Ochs đã sắp xếp để thả một quả bóng khổng lồ.

Một quả cầu bằng thép và gỗ nặng gần 320kg, được trang trí bằng hàng trăm bóng đèn, chế tạo bởi một thợ kim loại trẻ nhập cư tên là Jacob Starr, đã được thả từ cột cờ trên đỉnh Quảng trường Thời Đại.

Ochs lấy cảm hứng từ quả bóng thời gian của Western Union Telegraph, một quả bóng được thả từ đỉnh của tòa nhà vào đúng buổi trưa mỗi ngày.

Ý tưởng đó xuất phát từ những quả bóng thời gian được sử dụng bởi lính thủy thế kỷ 19 để hiệu chỉnh máy đo thời gian. Cho đến năm 1907, chưa từng có quả bóng nào được sử dụng để đón chào vào dịp năm mới.

May mắn cho Ochs, mọi người yêu thích vũ hội Giao thừa này. Kể từ lần thả quả bóng đầu tiên đó, ý tưởng thả các đồ vật để đếm ngược năm mới đã trở nên phổ biến trong ngày lễ.

Các bang khác nhau sẽ tổ chức lễ hội với những món đồ khác nhau, như Maine thả một chiếc lá phong, Georgia thả một quả đào, và Idaho thả một củ khoai tây khổng lồ…

Hàn Ly (Theo rd.com)


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan