Vì sao nhiều người Việt tỏ thái độ hả hê trước sự thất bại của người khác?

Vì sao nhiều người Việt tỏ thái độ hả hê trước sự thất bại của người khác?

Soi mói, dè bỉu, so sánh...là những tật rất xấu của một số người Việt Nam thường mắc phải. Tôi để ý và thấy người Việt chúng ta có những kiểu ghen tỵ với

132 1 Vi Sao Nhieu Nguoi Viet To Thai Do Ha He Truoc Su That Bai Cua Nguoi Khac

 

Soi mói, dè bỉu, so sánh…là những tật rất xấu của một số người Việt Nam thường mắc phải.

Tôi để ý và thấy người Việt chúng ta có những kiểu ghen tỵ với người khác như sau:

Kiểu thứ 1: Bạn thành công, họ bắt đầu soi và tìm sạn

Thói xấu này rất là quen thuộc. Khi ai đó mua được một chiếc xe hơi, một cái nhà hay lương thưởng cao thì thay vì tán thưởng, chúc mừng và học tập họ để cải thiện mình hơn thì một số người tìm lý do để bỉu môi, ngụy biện kiểu: “tưởng gì, tiền cha mẹ nó thôi”, “trời tưởng gì, nó hên thôi”, “tưởng gì”… trong khi thực tế người ta phải bỏ rất nhiều công sức mới có được thành công.

Kiểu thứ 2: Hả hê trước sự thất bại của người khác

Khi ai đó đang thành công hoặc giàu có, đột nhiên biến cố xảy ra, họ gặp khó khăn thì một số người bắt đầu trở giọng dạy đời, thậm chí là coi thường họ ra mặt.

Tôi thấy điều này rất lạ. Thấy người khác sa cơ, thua thiệt mình thì mình có gì để vui? Mình cũng đâu có phát triển hơn được miếng nào đâu? Ấy vậy mà tôi thấy nhiều trường hợp như thế, hết bàn người này phá sản, người kia thất nghiệp để lấy đó làm niềm vui. 

Kiểu thứ 3: Người khác có cái mình không có

Kiểu này mọi người sẽ thấy rõ ràng nhất, thay vì phấn đấu để tự thưởng cho mình điều đó, một số người tự dưng trở nên ghét họ vì họ có những thứ mà mình không có. Rồi sau đó tìm một ai đó cao cấp hơn rồi so sánh “trời tưởng sao, cũng có bằng ông A, bà B đâu” nhằm tiếp tục dìm họ xuống, đúng rất là ngộ. 

Kiểu thứ 4: Người khác có cái mình có

Kiểu ghen tỵ này cũng rất phổ biến. Nhiều người hóng hớt đâu đó ông A mua cái giống mình, bà B đạt thành tựu như mình rồi bắt đầu ghét người ta kiểu chỉ có mình mới có quyền đạt được những điều đó, ai cho phép ông A, bà B đạt được nó?

Còn một số dạng ghen tỵ khác nữa nhưng tôi tạm kết thúc với đôi lời gửi gắm những ai đang hay có thói quen ghen ăn tức ở người khác thì nên bỏ suy nghĩ này. Người khác thành công hay thất bại ắt có lý do riêng của nó. Thế nên nếu không chia sẻ thành công/ thất bại với họ được thì ta cũng chẳng nên thái độ gì với họ vì dù có thái độ thì ta cũng vẫn đang đứng yên chứ chẳng tiến lên được chút nào cho bản thân.

*Bài viết của độc giả Trần Đình Thi*

Theo Vnexpress


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan