Tất cả chúng ta đều biết rằng nước biển có vị mặn, đó là điều quá hiển nhiên rồi; còn nước sông hồ hay nước mưa lại có vị ngọt chứ không phải mặn. Vậy thì tại sao nước ở một số vùng trên Trái Đất mặn còn những vùng khác thì không? Nước sạch không phải hoàn toàn không chứa muối hòa tan; ngay cả nước mưa cũng chứa các chất bị hòa tan trong không khí khi rơi qua bầu khí quyển.
Nước biển có vị mặn vì nó chứa một lượng muối lớn. Theo ước tính của các nhà khoa học, các đại dương trên Trái Đất chứa hàm lượng muối NaCl vào khoảng 50 triệu tỉ tấn muối. Nếu chúng ta rải tất cả số muối này lên bề mặt đất liền sẽ được một lớp dày khoảng 152m. Một con số quá khủng khiếp!
Câu hỏi được đặt ra là lượng muối này từ đâu ra?
Hiện nay chưa có một câu trả lời chính xác nào có thể giải thích được được điều này. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, có 3 giả thuyết như sau:
Giả thuyết thứ nhất là nguồn từ đất liền bao quanh chúng ta.
Khi nước mưa rơi xuống hòa tan các khoáng chất, muối từ đá và đất khô rồi chảy ra sông. Lượng muối tích tụ ở các sông lâu dần được đưa tới các đại dương khi nước sông đổ ra biển thông qua các cửa biển.
Cứ như vậy theo thời gian muối cứ lắng đọng dần xuống biển làm cho nước biển mặn. Lượng muối được hình thành bởi sức nóng của Mặt Trời khiên nước trên bề mặt bốc lên, để lai muối ở lại. Quy trình này cứ lặp đi lặp lại theo thời gian và lượng muối cũng đồng thì tăng theo, đồng nghĩa với nước biển sẽ có vị mặn.
Giả thuyết thứ 2 là từ các miệng núi lửa nằm sâu trong lòng đại dương và các vụ phun trào núi lửa dưới nước. Quá trình này tương tự như quá trình trước đó khi nước biển phản ứng với đá nóng và hòa tan các thành phần khoáng chất.
Và giả thuyết cuối cùng là từ đá cùng các lớp trầm tích dưới đáy biển.
Mỗi vùng biển khác nhau sẽ có lượng muối khác biệt. Ví dụ: vùng cực sẽ không có nhiều muối vì băng ở đây tan hàng năm làm loãng nước biển. Còn ở quanh xích đạo và nhiệt đới, do nhiệt độ cao khiến lượng nước bốc hơi nhiều nên di nhiên lượng muối ở đây cao hơn các nơi khác.
Theo nghiên cứu, hiện tại độ mặn của nước biển toàn cầu có xu hướng tăng lên do nhiệt độ tăng từ biến đổi khí hậu toàn cầu, lượng hơi bốc hơi nhiều hơn khiến nhiều hơn và làm nước biển ngày càng mặn hơn so với trước.
Vậy còn nước sông tại sao lại có vị ngọt?
Như đã trình bày ở trên, vị mặn của nước biển là từ các lớp đất đá, trầm tích và 1 phần từ các dòng sông đổ ra biển. Như vậy bạn đã có một nửa câu trả lời rồi đó.
Giờ đi sâu thêm một chút nữa nhé!
Theo giả thuyết 1, sông cũng chứa một lượng muối nhất định từ lòng đất, núi lửa phun được nước mưa cuốn trôi theo dòng ra sông. Sau đó, lượng muối này tiếp tục được đưa ra biển nên lượng muối còn lại không đủ để trung hòa với nước sông, vì vậy nước sông không mặn như nước biển.
Nói như vậy cũng có nghĩa là nước sông có vị ngọt trong khí nó cũng chứa muối trong thành phần vì lượng muối trong nước sông chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Tuy vậy, vấn đề này chưa có nhà nghiên cứu nào có thể chỉ rõ tại sao.
Tại sao nước biển mặn và nước sông ngọt vẫn là một ẩn đố với giới khoa học gia, vừa rồi chỉ là một một vài giả thuyết được đưa ra nhằm giải thích cho vấn đề này.
Theo Sơn Tùng / dkn.tv
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC