4 dấu hiệu bất thường của bàn chân ‘tố cáo’ cơ thể bạn đang có bệnh

Bàn chân được coi là “bộ não thứ hai” của con người. Nếu chân bỗng dưng bị bong tróc da, sưng ngón, rụng lông… có thể cơ thể bạn đang gặp vấn đề sức khỏe.

Theo Đông y, chân hoạt trơn tru là do sự kết nối của nó đến nhiều bộ phận cơ thể như khí huyết, lục phủ ngũ tạng, kết nối trong ngoài, liên hệ mật thiết với các kinh mạch trên cơ thể.

Bởi vậy khi xuất hiện dấu hiệu bất thường ở bàn chân, có thể sức khỏe của bạn đang có vấn đề.

Da lòng bàn chân khô và bong tróc

Dù trời không hanh khô, dùng hết các loại kem dưỡng ẩm nhưng da bàn chân vẫn bong tróc. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tuyến giáp của bạn đang gặp vấn đề.

Tuyến giáp gặp trục trặc sẽ ngưng sản xuất ra hoóc môn tuyến giáp – loại hoóc môn điều hòa tốc độ trao đổi chất, huyết áp, sự phát triển của các mô, xương và hệ thống thống thần kinh.

Bạn nên đi khám để được bác sĩ kiểm tra và có hướng điều trị kịp thời.

4 dấu hiệu bất thường của bàn chân ‘tố cáo’ cơ thể bạn đang có bệnh - 0

4 dấu hiệu bất thường của bàn chân "tố cáo" cơ thể bạn đang có bệnh

Rụng lông ở ngón chân

Nếu lông trên các ngón chân đột nhiên rụng mà không rõ lý do, đỏ ở mắt cá chân và ngón chân, da mỏng hoặc bị khô thì đó có thể đó là dấu hiệu của tình trạng tuần hoàn máu kém, gây ra do bệnh động mạch ngoại biên.

Chân bị lở loét

Đây là dấu hiệu có thể bạn đang mắc bệnh tiểu đường. Khi bị mất cân bằng nồng độ glucose trong máu sẽ làm hỏng dây thần kinh và khiến tuần hoàn máu kém.

Chính vì máu không lưu thông mang dưỡng chất dẫn đến tình trạng các vết thương bị hở, lở loét.

4 dấu hiệu bất thường của bàn chân ‘tố cáo’ cơ thể bạn đang có bệnh - 1

4 dấu hiệu bất thường của bàn chân "tố cáo" cơ thể bạn đang có bệnh

Khớp ngón chân bị sưng

Khớp ngón chân bị sưng đặc biệt ở ngón chân cái bị sưng, căng bóng là dấu hiệu bạn có thể mắc bệnh gout.

Việc nạp quá nhiều các thực phẩm giàu purine, chất có nhiều trong thịt đỏ, cá và rượu bia sẽ làm tăng axit uric trong cơ thể. Thông thường, axit uric sẽ được bài tiết qua nước tiểu. Nhưng khi quá nhiều, cơ thể không thể bài tiết hết ra ngoài, a xít uric đọng lại ở các khớp, lâu ngày gây ra gout, theo Reader’s Digest.

Bạn nên đi khám bác sĩ và áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh và chăm chỉ vận động.

Lời khuyên

– Nếu đôi chân có các đốm đỏ hoặc mụn nước, hãy kiểm tra độ mềm mại từ đôi giày của bạn. Một đôi giày vừa vặn sẽ giúp đôi chân khỏe, tránh những vết thương.

– Sử dụng viên đá ấm bọc trong chiếc khăn nhỏ lăn dưới bàn chân giúp ngăn da chết và vết chai cho bàn chân mềm mại, tăng độ ẩm. Massage bàn chân mỗi tối nhẹ nhàng trước khi đi ngủ cho giấc ngủ đến ngon hơn.

– Nếu ngón chân có màu tím, xanh hay tím xanh thì rất có thể là dấu hiệu của vấn đề tuần hoàn máu, nhiễm trùng hay chấn thương. Nên đi khám sớm để có điều trị kịp thời. Cắt tỉa móng chân theo chiều thẳng lên, ngăn móng chân mọc ngược.

– Các chuyên gia hướng dẫn bài kiểm tra nhỏ về sự tuần hoàn máu trong cơ thể. Ấn ngón chân cái của bạn đến lúc sắc màu ngón chân trắng bệch. Sau đó bạn ngừng ấn tay, kiểm tra xem thử mất bao lâu để ngón chân lấy lại sắc màu bình thường. Nếu thời gian hơn 5 giây để ngón chân hồng lại là dấu hiệu cơ thể đang gặp vấn đề về lưu thông.

Dương Uyên


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan