Uống ít cà phê hơn
Nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) cho thấy uống cà phê, cả loại có caffein và không caffeine, đều có thể làm giảm nguy cơ bị tiểu đường loại 2, theo Reader’s Digest.
Theo nghiên cứu, những người uống nhiều cà phê có nguy cơ bị tiểu đường thấp hơn 33% so với người không uống. Một số chất trong cà phê dường như có thể làm giảm nguy cơ kháng insulin, tình trạng mà tác dụng sinh học của insulin bị suy giảm. Đồng thời, những chất ấy cũng có khả năng làm thức đẩy quá trình chuyển hóa đường glucose thành năng lượng.
Ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Tiếp xúc quá ít với ánh nắng mặt trời, khiến cơ thể thiếu vitamin D sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 2.
Giải thích hiện tượng này, một nghiên cứu ở Tây Ban Nha cho rằng vitamin D có vai trò quan trọng giúp tuyến tụy hoạt động tốt. Trong khi đó, tuyến tụy là nơi tiết ra insulin và giúp điều chỉnh đường huyết.
Ăn nhiều rau củ, trái cây nhưng ăn sai loại
Rau củ, trái cây là một phần không thể thiếu trong các chế độ ăn uống lành mạnh. Nhưng một số loại chứa nhiều tinh bột lại có thể làm tăng cân và dễ gây tiểu đường nếu ăn quá nhiều.
Những thực vật như đậu hà lan, bắp có nhiều tinh bột và đường hơn các loại rau củ khác. Với những loại thực vật như vậy không nên ăn nhiều. Vì nếu ăn quá nhiều sẽ làm cơ thể tích tụ nhiều mỡ thừa, làm tăng đường huyết. Cả hai yếu tố này đều dễ dẫn đến tiểu đường loại 2, theo Reader’s Digest.
Ăn đêm
Ăn đêm rất dễ làm tăng cân. Bất kỳ thứ gì làm tăng cân cũng làm tăng nguy cơ tiểu đường.
Một nghiên cứu của Đại học Pennsylvania (Mỹ) cho thấy ăn vào đêm đặc biệt dễ làm tăng đường huyết và nồng độ insulin trong máu. Và kết quả tất nhiên sẽ đẩy người có thói quen ăn đêm đến gần hơn với tiểu đường loại 2.
Ngọc Quý
Nguồn: Thanh Niên
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC