Đường ruột của mỗi người dài từ 8 – 10 mét và có hàng ngàn nếp nhăn, cứ khoảng 3,5 cm có một khúc ngoằn, dù hàng ngày mọi người thường xuyên bài tiết nhưng vẫn còn rất nhiều chất cặn bã tồn đọng lại trong những nếp gấp.
Ảnh: sketchfab.com
Cặn tích theo thời gian sẽ bị vi khuẩn làm khô, thối rữa, lên men, theo năm tháng những cặn thức ăn này có độ dày từ 5 – 7 mm, nặng đến 5 – 6 kg, có màu đen và mùi hôi thối, có độc tố, chúng dính trên thành ruột giống như hiện tượng kim loại bị gỉ, độ cứng không thua gì săm lốp xe.
Thực tế là cho dù bạn gầy hay mập cũng đều có cặn tích. Bình thường thì lượng cặn tích vào khoảng 3 – 6 kg, còn người béo phì hoặc người bị táo bón thì lượng cặn tích vào khoảng 7 – 11 kg. Khi cặn tích trữ trong đường ruột chúng sẽ lên men, thối rữa và không ngừng sinh ra các loại độc tố, khí độc, gây nguy hiểm cho đường ruột, làm chức năng của dạ dày rối loạn, nội tiết mất quân bình, quá trình trao đổi chất rối loạn, gây nhiều loại bệnh tật.
Cơ thể khỏe mạnh hay bệnh tật thì đều là từ ruột
Theo kết quả nghiên cứu, hệ thống miễn dịch của cơ thể hơn 50% nằm ở ruột kết. Khi ruột kết không thể hoạt động bình thường thì độc tố cơ thể sẽ đi vào những con đường khác thải ra ngoài (ví dụ thận, da và hơi thở), đây là nguyên nhân của tình trạng hôi người, hôi miệng và nước da u tối, dị ứng và nổi mụn…
Nhiều người thường nghĩ bụng căng thịt là bị béo phì, kỳ thực nhiều khi cũng có nguyên nhân vì việc tích tụ nhiều độc tố trong ruột kết gây ra và làm tăng thể trọng cơ thể. Độc tố tích tụ nhiều cũng làm tăng gánh nặng cho thận và gan và làm hại những bộ phận quan trọng khác.
Sự tuần hoàn không tốt thường xuyên diễn ra trong cơ thể, theo thời gian sẽ gây khối u và gây bệnh ung thư. Câu nói nổi tiếng của bác sĩ Bernard Jensen người Mỹ: “Cái chết bắt nguồn từ ruột kết” nói rõ tầm quan trọng của ruột kết đối với sức khỏe.
Ruột kết. (Ảnh: defenderauto.info)
Biểu hiện điển hình của cặn tích là: Hàng ngày đi bài tiết có cảm giác không hết, hoặc có khi trong một tuần đến vài ba ngày trở lên không bài tiết. Hậu quả của tình trạng độc tố tồn đọng là: da dẻ sần sùi, trướng bụng, đau bụng, ung thư đại tràng!
Khi thân thể bạn có các loại triệu chứng dưới đây là lúc bạn cần tìm cách giải độc cho mình.
1. Thường xuyên mệt mỏi, hay ngáp vặt
Ảnh: amazon.com
Vì độc tố tích lại trong người thường gây giảm lượng melatonin trong máu, khiến cơ thể có cảm giác buồn ngủ hoặc ngủ không yên giấc. Khi độc tố được loại bỏ, giấc ngủ ngon sẽ quay trở lại và bạn lại được nghỉ ngơi qua đêm.
2. Táo bón, chán ăn
Bài tiết là con đường quan trọng nhất để cơ thể thải độc, thông thường mỗi ngày bài tiết một lần. Nếu bài tiết không theo quy luật, xuất hiện tình trạng táo bón hoặc cách quãng hơn 3 ngày, cho thấy trong đường ruột có cặn tích.
Khi những chất cặn bã thối rữa bị lưu lại trong đường ruột thì chất độc hại sẽ không ngừng nhiễm vào cơ thể, làm rối loạn chức năng của dạ dày, gây các triệu trứng như ăn không ngon miệng, trương bụng, đắng miệng, trung tiện nhiều, thậm chí có thể còn làm ung thư ruột kết.
3. Đau đầu, kém tập trung
Đau đầu thường xuyên báo hiệu một cơ thể đầy độc tố. Thuốc giảm đau không thể chữa được tận gốc nguyên nhân và cũng là một nguồn độc tố thêm vào cơ thể, tìm biện pháp giải độc thì tốt hơn.
4. Mỡ bụng
Ảnh: medscape.com
Nhiều người có bụng to, tưởng là ăn nhiều nên thừa năng lượng, tăng cân nhưng thực ra không hẳn vậy, mà chính là do các cặn bã không đào thải kịp thời. Khi cơ thể do lo lắng, giận dữ, căng thẳng và các vấn đề trong cuộc sống cũng góp phần làm các độc tố tích tụ lại. Chúng làm giảm khả năng điều tiết đường huyết và cholesterol của cơ thể, và đó chính là lý do gây tích mỡ ở vùng bụng.
5. Hơi thở có mùi
Có nhiều nguyên nhân làm hơi thở bị hôi như: ăn uống quá bạo và nhiều vị chua cay, mệt mỏi quá độ, hư hỏa ứ đọng hoặc bị bệnh về khoang miệng, sâu răng và bệnh về hệ thống tiêu hóa… Hôi miệng có thể do phế, tì, vị bị nóng hoặc bị đầy bụng gây ra, thường xuyên kéo dài sẽ hình thành độc tố.
6. Cảm giác nóng trong
Khi cơ thể có nhiều độc tố, thì tim bị kích thích làm việc nhiều hơn và dẫn đến tình trạng “nóng trong”, đó là việc tăng mỡ trong cơ thể. Ra mồ hôi là một phản ứng tự nhiên giúp cơ thể đẩy độc tố ra ngoài qua hệ thống lỗ chân lông trên bề mặt da.
7. Chứng nám da, sắc mặt xỉn tối
Ảnh: dicasonline.tv
Theo Trung y, chứng nám da liên quan đến mất quân bình công năng tạng phủ, khí huyết bất hòa, âm dương mất thăng bằng, những triệu chứng này liên quan chặt chẽ với chứng gan uất, thận hư, tì hư, cả 3 nguyên nhân đều làm độc tố tích tụ và gây chứng nám da.
Khi cơ thể tích tụ nhiều độc tố trong đường tiêu hóa, khí huyết không đủ, kém lưu thông làm cho chức năng sinh lý suy giảm, sắc mặt thường tối sạm.
8. Mụn trứng cá
Theo Tây y, nguyên nhân gây mụn trứng cá có liên quan đến nội tiết tố mất thăng bằng; còn theo Trung y thì do ăn nhiều chất béo, chất ngọt, chua cay làm cơ thể bị nóng gây ra.
Da khô, mẩn ngứa, mụn trứng cá là dấu hiệu chất độc tích tụ trong cơ thể và là nguyên nhân gây ra tất cả các vấn đề liên quan đến da. Một vài trường hợp nổi mẩn ngứa hay dị ứng là do mật độ ký sinh trùng trong máu đã lên mức báo động đỏ.
Vậy thì cần cải thiện như thế nào?
Cách tốt nhất là sống có nề nếp ăn ngủ đúng giờ, không làm việc quá sức, không hút thuốc, không uống rượu, không uống café và trà quá đậm đặc, hạn chế ăn các chất kích thích như chua cay, ngọt và dầu mỡ, ăn nhiều rau và trái cây để giúp đại tiện bình thường.
Bên cạnh đó, hãy thường xuyên tìm nơi không khí trong lành để hít thở sâu, có thể cố ý ho vài tiếng giúp phổi thải độc, đi bách bộ và thi thoảng cho chân trần tiếp xúc với đất cát.
Ghi chú: Tiến sĩ Jensen là người tiên phong về các phương pháp chăm sóc sức khoẻ toàn diện và thay thế (không dùng thuốc) với hơn 60 năm trong nghề. Ông đã đào tạo nhiều lớp chuyên gia trên toàn thế giới, xuất bản hơn 50 cuốn sách. Bernard Jensen cũng có nhiều công trình nghiên cứu về dinh dưỡng, độc tố và thải độc cho cơ thể.
Nguồn: Dkn.tv
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC