Tiêu chảy do ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm, dị ứng hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn có thể gây buồn nôn, đầy hơi và mất nước.
Điều trị tiêu chảy, quan trọng nhất là đề phòng mất nước. Các bác sĩ khuyên bệnh nhân bị tiêu chảy nên uống nhiều nước hơn bình thường. Tốt nhất là uống nước đun sôi để nguội hoặc các dung dịch chế từ thực phẩm như cháo, nước cháo muối, nước gạo rang, nước cơm…
Bị tiêu chảy nên ăn và kiêng gì?
Dưới đây là danh sách những thực phẩm “vàng” giúp ngừa tiêu chảy dịp Tết:
Chuối
Theo Livestrong, với đặc tính mềm và dễ tiêu hóa, chuối có thể làm dịu bao tử ngay lập tức và giải quyết khá ổn những căn bệnh về đường tiêu hóa. Tình trạng tiêu chảy thường xuyên và dữ dội có thể dẫn đến sự mất cân bằng các chất điện phân trong cơ thể.
Chuối có chứa một lượng lớn kali nên sẽ giúp cung cấp trở lại các chất điện phân mà cơ thể đang cần.
Thực phẩm giàu tinh bột
Những thực phẩm giàu tinh bột như gạo sẽ làm giảm tiêu chảy và ngăn ngừa tình trạng này ngay lập tức, giúp cơ thể phục hồi nhanh vì chúng có hàm lượng chất xơ thấp và dễ tiêu.
Tuy nhiên, do bạn cần hạn chế ăn các loại thực phẩm nhạt, ít chất xơ nên các giống gạo màu nâu chứa nhiều chất xơ có thể làm trầm trọng hơn bệnh tiêu chảy.
Ảnh minh họa.
Táo
Lượng chất xơ hòa tan pectin trong táo giúp ích rất nhiều cho người bị tiêu chảy. Bên cạnh đó, táo còn chứa hàm lượng đường đường tự nhiên giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể trong khi bị bệnh.
Dùng 2-3 quả táo mỗi ngày sẽ làm giảm đáng kể những triệu chứng của tiêu chảy.
Bánh mì nướng
Bánh mì nướng có thể ngăn ngừa các triệu chứng tiêu chảy vì nó giúp làm chậm quá trình tiêu hóa của dạ dày, làm dịu bao tử đồng thời cung cấp carbohydrate để bổ sung năng lượng cho người bệnh.
Sữa chua
Là một sản phảm được chế biến từ sữa nên sữa chua được đánh giá là có khả năng chữa trị tiêu chảy hiệu quả. Thông thường, những sản phẩm từ sữa cần phải được loại bỏ khỏi khẩu phần ăn uống khi bao tử đang có vấn đề.
Những lợi khuẩn probiotic hiện diện trong sữa chua có thể khắc phục được những triệu chứng khó chịu ở bao tử một cách hiệu quả bằng cách tiêu diệt các vi khuẩn xấu và làm sinh sôi những khuẩn sữa có trong sữa chua, giúp điều tiết phân lỏng và hạn chế các triệu chứng tiêu chảy.
Nước
Theo Huffington Post, Andrea Holwegner, một chuyên gia dinh dưỡng ở Mỹ cho biết người lớn nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để bù đắp lượng chất lỏng cơ thể mất đi khi bị tiêu chảy.
Ngoài ra, bạn nên uống nước lọc, nước canh, nước trái cây pha loãng hoặc đồ uống thể thao có chứa natri và kali.
Bệnh tiêu chảy không nên ăn gì?
– Tránh các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn hoặc đồ ăn nhanh, ví dụ như bánh mì trắng, bánh rán, xúc xích…
– Ngoại trừ sữa chua, bạn nên hạn chế sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa vì chúng có thể làm bệnh tiêu chảy nặng hơn hoặc sinh khí, đầy hơi.
– Những loại trái cây hoặc rau quả có thể sinh khí nên loại bỏ khỏi thực đơn. Điển hình là cải bông xanh, ớt, đậu, đậu Hà Lan, quả mọng, mận, đậu xanh, rau lá xanh, và ngô.
– Không nên uống cà phê, rượu và đồ uống có ga.
Nguồn: Dkn.tv
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC