Cách tự kiểm tra sức khỏe qua biểu hiện của bàn chân

Cách tự kiểm tra sức khỏe qua biểu hiện của bàn chân

Bàn chân là một bộ phận cơ thể mà ta thường coi nhẹ, nhưng thực tế thông qua các biểu hiện của bạn chân ta có thể phán đoán tình trạng sức khỏe tổng thể của mình.

Tinh hoa y học cổ truyền Trung Hoa từ xa xưa đã vô cùng lợi hại, thông qua tứ chấn “vọng, văn, vấn, thiết” có thể chẩn đoán chính xác nguồn gốc bệnh tình. Các danh y xưa đều nhận định, thông qua trạng thái biểu hiện của cơ thể có thể tự phán đoán bệnh của bản thân.

Bàn chân là một bộ phận có lẽ ít người chúng ta chú ý, nhưng thực tế nó lại có thể báo hiệu cho bạn biết tình trạng sức khỏe tổng thể của bản thân. Hãy chú ý những biểu hiện dưới đây của bàn chân để có cách khắc phục điều trị thích hợp.

Chân lạnh

Tình trạng này thường hay xuất hiện ở nữ giới. Nhiệt độ của nữ giới thường thấp hơn nam bởi vậy cho dù sức khỏe của bạn rất tốt nhưng cơ thể vẫn nhạy cảm với giá lạnh và điều này có liên quan tới tuyến giáp. Đây là cơ quan điều tiết nhiệt độ và sự trao đổi chất của cơ thể.

Phụ nữ ở độ tuổi trên 40 xuất hiện hiện tượng lạnh chân rất có thể do chức năng hoạt động của tuyến giáp có vấn về.

132 1 Cach Tu Kiem Tra Suc Khoe Qua Bieu Hien Cua Ban Chan

Phụ nữ ở độ tuổi trên 40 lạnh chân rất có thể do chức năng hoạt động của tuyến giáp có vấn về. (Ảnh: twitter.com)

Bàn chân bị chuột rút

 

Bàn chân bị đau đột ngột, dữ dội và có thể kéo dài nhiều phút là biểu hiện của bàn chân bị chuột rút. Xuất hiện tình trạng này thường do bạn làm việc quá sức, cơ bắp mệt mỏi kèm theo các nguyên nhân khác như mất nước, mất cân bằng kali, canxi hoặc nồng độ vitamin D trong cơ thể gây nên. Mức độ hoóc-môn thay đổi do rối loạn tuyến giáp khi mang thai cũng có thể đóng góp một vai trò trong vấn đề này.

132 2 Cach Tu Kiem Tra Suc Khoe Qua Bieu Hien Cua Ban Chan

Bàn chân bị chuột rút làm việc quá sức, cơ bắp mệt mỏi kèm theo các nguyên nhân khác (Ảnh: fanpage.gr)

Móng chân vàng

Khi chân bị nhiễm nấm cũng thường dẫn tới tình trạng móng chân có màu vàng và dày hơn. Móng có màu vàng xỉn, ố, mất độ bóng, sần sùi ở vùng viền xung quanh móng. Đây có thể là dấu hiệu của một căn bệnh tiềm ẩn như bệnh phổi hoặc viêm khớp dạng thấp. Nấm móng chân thường phát triển trong điều kiện ẩm, nóng, bẩn và da kém vệ sinh.

 

Chân và ngón chân không có lông

Các chuyên gia da liễu nhận định, đây là một dấu hiệu của bệnh mạch máu ngoại biên. Nguyên nhân chủ yếu là do động mạch bị xơ cứng làm tim không cung cấp đủ máu tới chân. Khi máu không được cung cấp đầy đủ tới chân ta sẽ không cảm nhận được mạch đập ở đây.

Bàn chân phù

Bạn sẽ cảm thấy bàn chân nặng nề và căng tức. Điều này do bạn đứng hoặc ngồi quá lâu, đặc biệt khi mang thai. Các bệnh thường gặp là suy tim phải, xơ gan, giãn tĩnh mạch chân và tắc mạch bạch huyết chi dưới.

Đau ở ngón cái

Gút là nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng đau đột ngột, tấy đỏ và sưng ở khớp ngón chân cái. Bên cạnh đó, bệnh viêm xương khớp cũng là một thủ phạm khác có thể gây đau và sưng.

132 3 Cach Tu Kiem Tra Suc Khoe Qua Bieu Hien Cua Ban Chan

Gút là nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng đau đột ngột, tấy đỏ và sưng ở khớp ngón chân cái (Ảnh: Aleboli.pl)

Ngón chân sưng to

Đầu ngón chân sưng to, phù nề là triệu chứng của bệnh gút. Căn bệnh ở hầu hết những người có chế độ ăn uống giàu protein, thừa cân và không uống đủ nước.

Loét chân

Những vết mẩn đỏ như loét trên chân là dấu hiệu của bệnh tiểu đường tuýp 2. Bạn nên đi kiểm tra nếu xuất hiện triệu chứng trên.

132 4 Cach Tu Kiem Tra Suc Khoe Qua Bieu Hien Cua Ban Chan

Những vết mẩn đỏ như loét trên chân là dấu hiệu của bệnh tiểu đường tuýp 2 (Ảnh: tdcare.vn)

Móng chân thay đổi

Móng chân bỗng nhiên thay đổi hình dạng bất thường báo hiệu bạn đang gặp vấn đề về tim mạch, phổi và hệ tiêu hóa.

Đau gót chân

Nguyên nhân phổ biến nhất của đau gót chân là chứng viêm dây chằng gót chân. Thường xuất hiện các cơn đau nhói và cường độ mạnh, gây khó chịu khi bạn vừa thức dậy. Viêm khớp, vận động quá sức và mang giày quá chật cũng có thể gây đau gót.

Ngón chân hình dùi trống

Nếu móng chân không mọc thẳng mà mọc nhô lên và quắp vào mô thịt như đầu của dùi trống, có thể bạn đã mắc bệnh khí phế thũng, phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư phổi hay suy tim.

132 5 Cach Tu Kiem Tra Suc Khoe Qua Bieu Hien Cua Ban Chan

Ngón chân hình dùi trống (Ảnh: fordevr.com)

Móng trắng

Nếu một phần hoặc toàn bộ móng tách khỏi nền, móng trắng có thể do chấn thương, nhiễm trùng hoặc vảy nến. Nếu móng nguyên vẹn và trắng, có thể là bệnh gan, suy tim sung huyết hoặc tiểu đường.

Móng chân rỗ

 

Vết rỗ hay lõm nhỏ xuất hiện trên móng chân có thể là dấu hiệu của bệnh vẩy nến, eczama, viêm khớp phản ứng và bệnh da mạn tính, chân sẽ viêm và nhiều mảng trắng.

Kéo lê bước chân

Đây là tình trạng thay đổi dáng đi. Nguyên nhân có thể do tổn thương thần kinh ngoại vi gây mất dần cảm giác bình thường ở bàn chân. Tình trạng này có liên quan đến bệnh tiểu đường, tổn thương thần kinh liên quan đến nhiễm trùng, thiếu hụt vitamin;

Móng chân vàng, bong tróc

Đây là dấu hiệu của bệnh nấm móng chân. Mặc dù là lành tính nhưng nếu không được chữa trị, chứng nhiễm trùng này có thể gây mất thẩm mỹ và gây lây nhiễm vi khuẩn từ móng vào cơ thể.

132 6 Cach Tu Kiem Tra Suc Khoe Qua Bieu Hien Cua Ban Chan

Dấu hiệu của bệnh nấm móng hay còn được gọi onchomycosis (Ảnh: hownutrition.info)

Kiên Định t/h


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan