Đặt lưng là ngủ một mạch đến sáng nếu biết dùng 4 huyệt bí mật này, tối nay nên áp dụng ngay

Đặt lưng là ngủ một mạch đến sáng nếu biết dùng 4 huyệt bí mật này, tối nay nên áp dụng ngay

Không gì tệ hại hơn những đêm mất ngủ, suy nhược thần kinh, tinh thần tụt dốc… đều từ đây mà ra. Những ngày cuối năm công việc mệt nhọc nhiều, tình trạng có khi còn xấu nữa. Hãy thử xoa bấm 4 huyệt này để điều hòa khí huyết, ích tâm an thần, giúp cơ thể nhanh chóng nghỉ ngơi phục hồi năng lượng.

Theo Đông y, sự mất cân bằng âm dương, khí huyết tâm, can, tỳ, thận khiến thần trí không yên, mơ màng mà giấc ngủ không sâu. Với 4 bộ huyệt đơn giản, tác dụng cao, sẽ mau chóng lập lại trạng thái cân bằng vốn có của cơ thể, cho bạn giấc ngủ sâu hơn.

1. Huyệt Thần môn

147 Content Dat Lung La Ngu Mot Mach Den Sang Neu Biet Dung 4 Huyet Bi Mat Nay Toi Nay Nen Ap Dung Ngay Tapchihoaky Info 1
Huyệt Thần môn

Nguyên huyệt:Du thổ huyệt của Tâm. Huyệt còn có tên Đoài lệ, Đoài xung, Trung đô, Duệ trung.

Vị trí:Trên nếp gấp cổ tay, giữa xương đậu và xương trụ, phía ngoài gân cơ gấp cổ tay trụ. Dùng đầu ngón tay cái đặt vào huyệt Thần môn, ấn khoảng 2 – 3 phút với lực vừa phải.

Tác dụng:An Thần, định tâm, thông lạc, thanh hỏa lương vinh, thanh tâm nhiệt, điều khí nghịch; dùng để điều trị đau nhức tại chỗ, hay quên, mất ngủ, động kinh, loạn nhịp.

2. Huyệt Đại lăng

147 Content Dat Lung La Ngu Mot Mach Den Sang Neu Biet Dung 4 Huyet Bi Mat Nay Toi Nay Nen Ap Dung Ngay Tapchihoaky Info 2
Huyệt Đại lăng

Nguyên huyệt: Du thổ huyệt của Tâm bào. Huyệt còn có tên Tâm chủ, Quỷ tâm.

Vị trí:Mặt trong tay, trên nếp cổ tay, giữa 2 gân cơ gan tay dài và gấp chung các ngón. Bấm và day huyệt Đại lăng 2 – 3 phút.

Tác dụng:Thanh tâm định Thần, hòa vị thư ngực, thanh dinh lương huyết; dùng điều trị đau tại chỗ, lòng bàn tay nóng, đau sườn ngực, đau vùng tim, nôn, cười mãi không ngớt, dễ hoảng hốt.

3. Huyệt Trung xung

147 Content Dat Lung La Ngu Mot Mach Den Sang Neu Biet Dung 4 Huyet Bi Mat Nay Toi Nay Nen Ap Dung Ngay Tapchihoaky Info 3
Huyệt Trung xung trên đầu ngón giữa

Nguyên huyệt:Tỉnh mộc huyệt của Tâm bào.

Vị trí:Huyệt ở giữa đầu ngón giữa, chỗ cao nhất của đầu ngón tay, cách móng tay độ 0,2 thốn (Một thốn bằng độ rộng của ngón tay cái của bản thân – chỗ rộng nhất của ngón tay cái). Bấm huyệt Trung xung 50 – 70 lần.

Tác dụng:Điều trị lòng bàn tay nóng, cứng lưỡi, đau vùng tim, tâm phiền, trúng phong, bất tỉnh, hôn mê, sốt không ra mồ hôi.

4. Huyệt Nội quan

147 Content Dat Lung La Ngu Mot Mach Den Sang Neu Biet Dung 4 Huyet Bi Mat Nay Toi Nay Nen Ap Dung Ngay Tapchihoaky Info 4
Huyệt Nội quan

Nguyên huyệt:Lạc huyệt của Tâm bào, giao hội huyệt của kinh thủ quyết âm và âm duy mạch.

Vị trí:Từ Đại lăng (lằn chỉ cổ tay) đo lên 2 thốn (khoảng 2 đốt tay ngón chỏ), giữa gân cơ gan bàn tay lớn và gan bàn tay bé. Ấn và day huyệt Nội quan khoảng 2 – 3 phút.

Tác dụng:Thanh tâm bào, sơ tam tiêu, định tâm an Thần, hòa vị, lý khí, trấn thống; dùng để điều trị đau tại chỗ, hồi hộp, đánh trống ngực, nôn, đầy bụng.

Người xưa nói, trước khi dùng đến thuốc, hãy thử các ngón tay, chính là dùng tay mà day huyệt tự chữa bệnh cho mình. Bạn hãy thử xem.

Chú ý:Người mắc chứng khó ngủ hoặc mất ngủ nên giữ tâm trạng lạc quan, chú ý điều tiết tinh thần, chú trọng tâm tính bình hòa. Cần tránh mệt mỏi, nên ăn nhạt, tránh dùng rượu, thuốc, và các chất kích thích gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, như thế có thể làm cho trạng thái cải thiện nhanh hơn.

Lê Thắng


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan