Công nghệ giúp cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng hơn, nhưng cũng có những mặt trái – ví dụ mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần, và ánh sáng xanh thường gây hại cho da.
Các thiết bị theo dõi giấc ngủ, bao gồm cả những thiết bị theo dõi sức khoẻ thu thập dữ liệu về thói quen ngáy ngủ, cũng tương tự.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Clinical Sleep Medicine gọi một loại rối loạn giấc ngủ mới là “orthosomnia”, nghĩa là “giấc ngủ điều chỉnh”.
Thoạt nghe thì cụm từ “giấc ngủ điều chỉnh” có vẻ là tốt, song từ này thực ra bắt nguồn từ orthorexia – ám ảnh không lành mạnh với việc ăn uống lành mạnh – về cơ bản là sự cầu toàn đến mức cực đoan. Nhưng điều này có liên quan gì với máy theo dõi sức khỏe?
Về cơ bản, đây là vấn đề đi kèm với việc sử dụng công nghệ như một công cụ để tự chẩn đoán:
Mọi người đang sử dụng thông tin họ nhận được từ giấc ngủ và máy theo dõi thể lực để đưa ra những phán đoán và quyết định về sức khoẻ của mình mà không tham khảo ý kiến của thầy thuốc. Nghiên cứu cho biết những người dùng này “quá bận tâm hoặc quá lo lắng đến việc cải thiện hoặc hoàn hảo số liệu về giấc ngủ của mình” thay vì chỉ tập trung đơn thuần vào giấc ngủ (giống như cố sống vì các like trên Instagram thay vì sống trong đời thực)..
Nếu biết rằng 10% người dân Mỹ thường xuyên đeo các thiếu bị theo dõi thể lực và 50% sẽ cân nhắc mua một chiếc, thì orthosomnia có thể trở thành một chứng bệnh lan rộng.
Vì vậy, có lẽ không nên sử dụng máy theo dõi thể lực để chẩn đoán rối loạn giấc ngủ, mà thay vào đó hãy sử dụng nó để đánh giá hoạt động thể chất trong ngày và các mục tiêu về thể lực – tất nhiên là với sự hài hòa lành mạnh.
Theo Tin mới 24h
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC