Lá lốt có nhiều công dụng, lại mọc rất nhiều ở vườn nhà, dễ tìm được ở chợ, chúng ta không nên bỏ qua. Không chỉ là nguyên liệu cho những món ăn ngon, lá lốt còn là loại dược phẩm chữa bệnh. Ngâm chân bằng lá lốt từ lâu đã là phương pháp của nhiều người để cải thiện sức khỏe.
Ảnh minh họa.
Theo Đông y, lá lốt có vị cay, mùi thơm nồng, tính ấm đi vào các kinh vị, tỳ, gan, mật, có công dụng ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống) và chỉ thống (giảm đau).
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, lá và thân lá lốt chứa các ancaloit và tinh dầu, có thành phần chủ yếu là beta-caryophylen có khả năng kháng viêm, điều trị chứng lo âu và trầm cảm.
Ngâm chân bằng lá lốt từ lâu là bài thuốc để chữa chứng ra mồ hôi tay chân. Chứng này còn được gọi là phong tê thất. Nguyên nhân theo Tây y gây ra chứng này là rối loạn hệ thần kinh thực vật hay còn gọi là thần kinh giao cảm (có vai trò điều hòa thân nhiệt).
Theo Đông y là do dương hư (khí dương thoát ra ngoài gây lạnh tay, chân), do tâm lý. Bệnh nhân thường đổ mồ hôi liên tục, nhiều, có khi chảy thành giọt. Dùng lá lốt có tính ấm để cải thiện tình trạng lạnh tay chân, đổ mồ hôi tay, chân.
Cách ngâm chân bằng lá lốt như sau:
-
Lá lốt, chọn cây hơi già một chút, dùng cả cây và phần rễ trên mặt đất. Sau đó, đem cả cây rửa sạch, để ráo.
-
Chặt nhỏ từ 5-10cm, cho 100g vào 1 lít nước nấu sôi khoảng 15 phút.
-
Để ấm, cho chân vào ngâm tới khi nước nguội mới thôi (khoảng 30 phút). Mỗi ngày làm 1 lần liên tục 5-7 ngày.
Lời khuyên
-
Để tăng thêm công hiệu có thể thêm lá ngải cứu và một ít muối vào nấu chung.
-
Bệnh nhân nên ngâm trước khi đi ngủ.
-
Không nên ngâm chân bằng lá lốt khi có vết thương hở, lở loét, nhiễm trùng.
-
Không ngâm cả phần cẳng chân, chỉ ngâm từ mắt cá chân.
-
Nước ngâm không nên quá nóng, hay quá nguội sẽ giảm hiệu quả, tầm 60 độ C là vừa.
-
Phụ nữ mang thai và người bị tiểu đường, suy giãn tĩnh mạch không nên ngâm chân.
-
Nguồn: Dkn.tv
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC