Người bị 15 tình trạng này không nên uống sữa bò

Người bị 15 tình trạng này không nên uống sữa bò

Khi sử dụng bất kỳ sản phẩm gì cũng có hai mặt của vấn đề: công dụng và tác hại.

Đáp ứng được nhu cầu tiện lợi, nhưng sữa bò có thể không mang lại lợi ích về mặt dinh dưỡng như bạn tưởng.

132 1 Nguoi Bi 15 Tinh Trang Nay Khong Nen Uong Sua Bo

Trong thời đại thương mại hoá ngày nay, sữa được quảng cáo như một thực phẩm bổ trợ hoàn hảo cho sự phát triển của trẻ và cung cấp năng lượng cho mỗi người. Tuy nhiên, sữa có thực sự tốt như những gì bạn nghe thấy?

Đáp ứng được nhu cầu tiện lợi, nhưng sữa bò có thể không mang lại lợi ích về mặt dinh dưỡng như bạn tưởng. Đây không phải là thực phẩm an toàn mà ai cũng có thể sử dụng được, bởi vẫn có ‘chống chỉ định’ với một số quần thể người.

Dị ứng với sữa

Có người sau khi uống sữa sẽ bị đau bụng, tiêu chảy do dị ứng với các protein có trong sữa. Đặc biệt một số trường hợp dị ứng nặng với sữa xuất hiện tình trạng viêm mũi, hen suyễn hoặc nổi mẩn, phát ban sau khi uống. Do vậy những người có cơ địa dị ứng không nên dùng sữa.

Người đang sử dụng thuốc kháng sinh

Nếu bạn đang uống các loại thuốc kháng sinh như: erythromycin, nhóm quinolone… thì tuyệt đối không uống sữa vì calci trong sữa sẽ xảy ra phản ứng hoá học với kháng sinh tạo thành muối calci không tan trong nước, làm thuốc bị giảm hấp thụ. Nếu thực sự cần đến sữa, bạn chỉ nên dùng sau khi uống thuốc được hai tiếng.

Viêm loét đường tiêu hóa

Với người đã bị viêm loét đường tiêu hóa uống sữa có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, ruột bài tiết rất nhiều axit, làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Thiếu hụt men lactase, không dung nạp đường trong sữa

Trong sữa chứa khá nhiều lactose, nhưng cơ thể chỉ hấp thu được khi nó phân giải thành galactose và glucose nhờ tác dụng của men lactase trong đường tiêu hóa. Những người bị thiếu hụt men này, sau khi uống sữa sẽ bị đau bụng, tiêu chảy.

Người hay bị đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy

Những chứng bệnh này nếu không phải do sữa gây ra, thì uống sữa vào cũng khiến cho tình trạng trầm trọng hơn. Do đó những người bị đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy không nên uống sữa.

Người bị bệnh sỏi thận

Phần lớn sỏi thận chứa muối canxi. Trong khi sữa chứa khá nhiều canxi. Khoảng 2-3 tiếng đồng hồ sau khi uống sữa là thời điểm cao trào để canxi thải ra ngoài qua thận. Nếu lúc này bệnh nhân đang trong trạng thái ngủ, lượng nước tiểu giảm và đậm đặc hơn, canxi qua thận tương đối nhiều dễ lắng đọng tạo thành sỏi ở cơ quan này.

Hội chứng ruột kích thích

Đường ruột bị kích thích là một hiện tượng bình thường trong cơ thể, đặc trưng của nó là khi đường ruột thực hiện chức năng vận động để tạo ra việc tiết chất nhầy trên niêm mạc ruột. Từ đó có thể gây ra các phản ứng dị ứng, phản ứng thực phẩm, đặc biệt là dị ứng với sữa.

Viêm túi mật và viêm tụy

 

 

Tiêu hóa sữa đòi hỏi phải có sự tham gia của dịch mật và lipase (enzyme được sinh ra từ tuyến tuỵ). Vì vậy sẽ tăng thêm gánh nặng cho túi mật và tuyến tụy, khiến tình trạng viêm của các cơ quan này trầm trọng hơn.

Người tiếp xúc với chì và nồng độ chì quá tiêu chuẩn

Những người tiếp xúc thường xuyên với chì như công nhân xây dựng, thợ sơn, thợ hàn, thợ nung nấu, tinh chế chì… khi uống sữa sẽ dẫn tới tình trạng chóng mặt, mất ngủ, dễ mệt mỏi. Vì lactose trong sữa có thể thúc đẩy hấp thu và tích lũy chì trong cơ thể dẫn đến ngộ độc chì.

Mới ốm dậy hoặc vừa mới phẫu thuật vùng bụng

Những người vừa mới ốm dậy thường có sức đề kháng yếu, chức năng dạ dày không tốt lắm. Nếu uống sữa sẽ gây buồn nôn, tiêu chảy… Với bệnh nhân sau khi phẫu thuật những cơ quan ở vùng bụng thường bị đầy hơi. Sữa có rất nhiều chất béo và đạm casein, rất khó tiêu hóa trong dạ dày và ruột, lưu lại lâu tại đường tiêu hoá và lên men sẽ sinh ra khí, khiến cho vùng bụng càng bị đầy hơi. Như thế không có lợi cho quá trình hồi phục chức năng của ruột.

Trào ngược dạ dày – thực quản

Người đang bị trào ngược dạ dày – thực quản nên hạn chế uống sữa, uống càng ít càng tốt. Nguyên nhân là do chất béo trong sữa sẽ ảnh hưởng đến sự co bóp tâm vị (cơ thắt dưới thực quản), từ đó làm tăng sự trào ngược của dịch dạ dày hoặc dịch ruột, khiến tình trạng bệnh trào ngược dạ dày – thực quản thêm nghiêm trọng.

Người thiếu máu do thiếu sắt

Những người bị thiếu máu do thiếu sắt nếu uống sữa thì sắt II sẽ kết hợp với muối canxi và muối phospho trong sữa tạo thành hợp chất không tan, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt, không có lợi cho việc bổ sung sắt cho cơ thể.

Viêm đại tràng

Người bị viêm đại tràng không nên sử dụng sữa hay các sản phẩm từ sữa. Do sữa dưới tác động của enzym trong dạ dày sẽ sinh khí gây chướng bụng, đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn.

Nhìn nhận của Đông y về việc uống sữa bò

Bên trên là một số trường hợp không nên dùng sữa bò được khoa học hiện đại nghiên cứu, tổng kết trong quá trình nhân loại sử dụng. Như vậy, sữa bò không phải là thực phẩm đa di năng như nhiều người vẫn nghĩ.

Y học cổ truyền cũng đã chỉ ra nguyên nhân một số người không thể sử dụng sữa. Theo Bác sĩ Trương Bắc Bình – Trưởng khoa Khoa tiêu hóa Bệnh viện y học cổ tuyền tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), có mối tương quan giữa việc không dung nạp đường lactose theo Tây y với thể chất dương hư không thể tiếp thụ tính hàn (lạnh) của sữa bò trong Đông y.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết người có chứng tỳ hư đều thiếu men lactase. Người thể trạng cân đối không có triệu chứng dương hư, nhưng hiếm khi uống sữa bò, khi sử dụng cũng có những phản ứng như sôi bụng, đau bụng, ợ hơi, tiêu chảy… Bác sĩ Trương Bắc Bình cho biết, nếu xuất hiện các triệu chứng trên thì hầu như là người tỳ vị hư hàn, thuộc về thể trạng dương hư. Tốt nhất không uống sữa bò, mà có thể dùng sữa đậu nành thay thế.

Nếu nhất định cần uống, thì cần làm ấm đến 35 độ C rồi mới uống sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, bạn cũng đừng nên ép bản thân hay người nhà uống sữa bò (cũng như các loại sữa từ động vật). Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, thực tế là sau vài năm đầu đời, hệ tiêu hóa của chúng ta không còn sản xuất các men để tiêu hóa sữa nữa, nhất là với người châu Á.

Thêm vào đó, sữa bò trong quá trình gia công gia nhiệt, sát khuẩn khử trùng có thể làm một số thành phần dinh dưỡng bị phá hủy hoặc tổn thất. Vậy nên, bạn không nhất thiết phải đưa sữa vào thực đơn mà có thể chuyển sang loại thực phẩm dinh dưỡng khác.


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan