Những loại cá bị xếp vào "danh sách đen", tốt nhất không nên cho trẻ nhỏ ăn vì vừa dễ gây bệnh lại làm tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể

Những loại cá bị xếp vào "danh sách đen", tốt nhất không nên cho trẻ nhỏ ăn vì vừa dễ gây bệnh lại làm tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể

Dưới đây là những loại cá đã được giới chuyên gia thực phẩm đưa vào "danh sách đen", tốt nhất là không nên cho trẻ ăn để tránh gây hại.

Cá luôn được biết đến với nguồn dinh dưỡng vô cùng phong phú, nhiều chuyên gia còn khuyên rằng trẻ em nên ăn nhiều cá để cao lớn, khoẻ mạnh và thông minh hơn.

Nghiên cứu khoa học cho thấy rằng thịt cá rất giàu vitamin và nhiều nguyên tố vi lượng, đồng thời thịt cá cũng rất ít calo, tiêu thụ hợp lý sẽ có ích cho sức khỏe và giúp ngăn ngừa béo phì.

1 Nhung Loai Ca Bi Xep Vao Danh Sach Den Tot Nhat Khong Nen Cho Tre Nho An Vi Vua De Gay Benh Lai Lam Ton Thuong Nhieu Co Quan Trong Co The

Mặc dù cá đem lại nhiều lợi ích cho trẻ nhỏ nhưng có một số loại cá có chứa hàm lượng formaldehyde và kim loại nặng, nếu tiêu thụ nhiều sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

5 loại cá thuộc "danh sách đen" cho trẻ ăn dễ gây hại cơ thể

1. Cá không còn tươi ngon

Một số phụ huynh khi ra chợ thường mua cá ở những người buôn bán nhỏ để có giá rẻ hơn, nhưng cá rẻ đi đôi với chất lượng kém, chúng có thể bị ươn, không còn tươi ngon nữa.

Theo bác sĩ Chen Shizhang (Bệnh viện Hựu An Bắc Kinh, Trung Quốc), đi mua cá điều quan trọng là phải chọn được loại cá tươi, có phần mắt trong suốt, nhãn cầu còn nguyên, đầy đặn và hơi lồi. Cá tươi sẽ ngọt thơm, giàu dinh dưỡng nhất. Ngược lại khi cá ươn thì thịt sẽ bị bở, vitamin, khoáng chất sẽ mất dần. Hơn nữa khi cá chết, vi khuẩn trong cá sẽ phát triển rất nhanh, gây hại cho tiêu hoá nếu ăn phải.

Ra chợ mua cá, nếu bạn thấy cá không còn cử động nhưng phần bụng bị phình lên rất to thì tuyệt đối không nên mua vì có thể đã chết từ lâu, nội tạng bên trong hư hỏng nên tạo thành khí, khiến bụng cá phình lên.

2. Cá nước ngọt có kích thước to bất thường

Khi đi chợ nhiều người thích mua cá to vì nghĩ chúng sẽ ngon hơn, nhiều thịt hơn nhưng cá nước ngọt mà to bất thường thì lại phải xem xét lại. Thông thường một con cá nước ngọt chỉ nặng khoảng 2-3kg và kích thước không quá to. Tuy nhiên, nếu bạn thấy có ai rao bán cá nước ngọt có kích thước quá lớn, hàng chục cân thì đừng vội mua ngay, hãy cân nhắc bởi có thể chúng là cá nuôi chứ không phải cá tự nhiên, hoặc chúng bị tiêm hormone tăng trưởng... Tiêu thụ những con cá này tiềm ẩn nguy cơ làm tổn thương sức khoẻ trẻ nhỏ, do đó bố mẹ nên tránh.

3. Cá ướp muối

Cá khô, cá ướp muối có điểm chung là vị mặn, ăn rất đưa cơm và trẻ nhỏ rất thích. Nhưng do trải qua quá trình ướp muối, phơi khô nên hầu hết các chất dinh dưỡng trong cá đã bị mất đi, chủ yếu là chứa lượng muối lớn. Ăn cá muối quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, thận của trẻ, hoặc cũng có thể làm hại cho sức khỏe mạch máu.

Hơn nữa, cá ướp muối có chứa nhiều nitrit, nitrit khi vào cơ thể người sẽ tạo ra nitrosamine, nitrosamine là chất gây ung thư mạnh, có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến gan của trẻ nhỏ.

4. Cá sống

Loại cá thuộc "danh sách đen" của trẻ nhỏ đó là cá sống, nhiều bố mẹ cho rằng chúng ngon và chứa giá trị dinh dưỡng rất cao nên đã cho con ăn. Theo Wang Bojun, bác sĩ trưởng khoa tiêu hóa của Bệnh viện trực thuộc trường đại học y khoa Ninh Ba, cá sống nếu không được chọn lựa nguyên liệu và sơ chế sạch sẽ chứa rất nhiều ký sinh trùng, vi khuẩn. Hơn nữa trẻ nhỏ có sức đề kháng và khả năng miễn dịch tương đối yếu, rất dễ bị tổn thương do tiêu thụ đồ sống.

5. Cá có mùi kỳ lạ

Khi mua cá về, nếu phụ huynh ngửi thấy cá có mùi giống như mùi dầu hỏa thì không nên cho trẻ ăn bởi phần lớn nguyên nhân là do cá sinh sống trong vùng nước ô nhiễm, chứa nhiều chất thải, formaldehyde, kim loại nặng.

Nếu cá sống trong môi trường như vậy lâu ngày sẽ dẫn đến cơ thể dư thừa kim loại nặng và các chất độc hại khác, tiêu thụ quá nhiều sẽ khiến cho việc thu nạp các chất độc hại vào cơ thể vượt quá tiêu chuẩn. Khiến cho trẻ cảm thấy buồn nôn, đau đầu, tổn thương đường tiêu hóa, và thậm chí sẽ đe dọa đến tính mạng trẻ.

Theo Nhịp Sống Việt


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan