Trong một cuộc nói chuyện gần đây tại Đại học Freiburg, giáo sư Karin Michels, đến từ Đại học Harvard, đã gọi dầu dừa là "chất độc tinh khiết" và kêu gọi mọi người ngừng ăn loại thực phẩm này.
Trong bài giảng dài 50 phút có tựa đề "Dầu dừa và các lỗi dinh dưỡng khác", giáo sư Michels đã gọi dầu dừa là “loại dầu ăn tồi tệ nhất khi đưa vào cơ thể”.
Dầu dừa là gì và nó có thể gây hại như thế nào?
Dầu dừa là loại dầu chứa hơn 80% chất béo bão hòa, khi ở nhiệt độ phòng nó sẽ trong thể rắn. Phần trăm chất béo bão hoà trong dầu dừa cao gấp đôi chất béo trong mỡ heo (40%) và cao gần gấp 3 lần chất béo trong bơ (27%).
"Một khi bạn tăng lượng chất béo bão hoà, bạn đã tự đặt bản thân vào nguy cơ mắc bệnh tim", bác sĩ Robert Segal, chuyên gia tim mạch và là đồng sáng lập của LabFinder.com nói với ABC News.
“Dầu dừa thực sự có nhiều chất béo hơn khi so với mỡ heo hoặc bơ”, bác sĩ Segal khẳng định.
Cần tìm hiểu gì khi mua dầu dừa và lượng tiêu thụ là bao nhiêu?
Sự phổ biến và tiếp thị rộng rãi của dầu dừa có thể đã che khuất một số thông tin quan trọng về chất béo của loại dầu này.
"Quan niệm dầu dừa có lợi cho sức khỏe có khả năng đến từ những nỗ lực tiếp thị từ ngành công nghiệp dầu dừa, hoặc bởi vì mọi người đang nhầm lẫn lợi ích dầu dừa với nước dừa", bác sĩ Segal nói thêm.
Dầu dừa nên được mua ở trạng thái tự nhiên của nó – gần như thể rắn. Ngoài ra, dầu dừa dạng lỏng có thể ăn được khi đã qua chế biến.
Tiến sĩ Frank M. Sacks, Giáo sư phòng chống bệnh tim mạch tại Đại học Harvard, cho biết: “Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo nên hạn chế chất béo bão hòa và dầu thực vật nhiệt đới, chẳng hạn như dầu dừa. Đây là loại dầu chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao.”
Liệu dầu dừa có một số lợi ích sức khỏe?
Đương nhiên dầu dừa vẫn chứa các axit béo có lợi cho sức khỏe. Hơn 50% chất béo trong dầu dừa là các axit béo chuỗi trung bình, bao gồm axit lauric, có thể chống lại vi khuẩn và có thể giúp tăng cholesterol tốt hoặc HDL.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng tiêu thụ một lượng lớn dầu dừa sẽ không mang lại lợi ích cho những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Dầu dừa có thể có sử dụng như 1 chất làm đẹp hơn là 1 loại thức ăn.
"Nếu bạn đang ăn dầu dừa và sử dụng nó để nấu ăn, bạn nên xem xét việc kiểm tra cholesterol của bạn. Dầu dừa nên được sử dụng để chăm sóc da và tóc hơn là dùng để tiêu hoá”, bác sĩ Segal khuyến cáo.
Hồng Anh - Tạp chí NƯỚC ĐỨC
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC