Cắn bút, cắn móng tay
Bút thường chứa rất nhiều vi khuẩn và bụi bẩn, nhựa màu có thể thôi nhiễm hóa chất gây hại cơ thể khi bạn cắn bút. Móng tay cũng chứa vô số vi khuẩn sống, thậm chí là cả vi khuẩn E.coli gây bệnh tả, các virus gây cảm cúm. Mỗi ngày, đầu ngón tay của bạn chạm vào rất nhiều bề mặt, đồ vật, do đó, nên tránh cắn móng tay vì vi khuẩn sẽ dễ dàng đi vào miệng.
Ngoáy mũi, dịu mắt
Bàn tay là nơi tập trung rất nhiều vi khuẩn. Những vi khuẩn này có thể vào lỗ mũi khi bạn ngoáy mũi, gây viêm mũi và những bệnh nhiễm trùng khác. Dụi mắt quá mạnh dẫn đến tổn thương thị lực, tăng các nguy cơ bệnh về mắt, thậm chí là mất thị lực.
Nằm bò ra bàn, ăn trưa tại bàn làm việc
Việc nằm bò ra bàn sẽ gây ảnh hưởng đến cấu trúc khung xương tự nhiên, cũng có thể khiến bạn bị khó thở, giật mình hoặc đau đầu khi dậy. Do khi nằm trên bàn, ngực bị chèn ép và làm ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy. Văn phòng của bạn là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn và bàn phím máy tính là một trong những khu vực chứa nhiều vi khuẩn nhất. Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn trưa tại bàn làm việc.
Bẻ khớp tay
Thói quen bẻ khớp tay giúp đem lại cảm giác thoải mái nhưng lại rất có hại. Thường xuyên mắc thói quen này có thể gây tổn thương các mô liên kết giữa ngón tay. Thói quen này cũng khiến phần đốt tay bị to và thô hơn theo thời gian. Hơn nữa, hay bẻ khớp tay có thể khiến các khớp và dây chằng bị tác động mạnh và gây chấn thương.
Nhịn hắt hơi
Tốc độ hắt hơi của chúng ta lên tới 160.900km/h, do đó, khi kìm nén cơn hắt hơi, trong một số trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể gây chảy máu mũi, thậm chí là rạn sụn cánh mũi… Khi giữ chặt miệng và kẹp mũi để ngăn những cơn hắt hơi sẽ khiến áp lực lên nội sọ tăng lên đáng kể. Việc lưu thông máu tới não sẽ gián đoạn, các mạch máu và mô thần kinh bị nén lại. Điều này có thể dẫn tới các cơn đau đầu, làm tổn thương các mạch máu và thậm chí gây ra các vấn đề về thính giác.
Sử dụng nước hoa
Các chất tổng hợp thường được sử dụng để làm nước hoa có thể gây chóng mặt, buồn nôn và buồn ngủ. Chúng cũng gây kích ứng mắt, cổ họng và da. Vì vậy, tốt nhất bạn nên dùng các loại tinh dầu tự nhiên thay vì nước hoa hoặc dùng trong phòng thoáng khí.
Bảo quản thức ăn trong hộp nhựa không an toàn
Nhiều hộp nhựa không an toàn có chứa các chất hóa học nhân tạo như phthalate và bisphenol. Nếu có thói quen giữ thức ăn trong những hộp nhựa này lâu dài thì các chất này có thể xâm nhập vào thức ăn. Khi ăn vào sẽ ảnh hưởng tới hệ thống nội tiết, gây nguy hại cho sức khỏe.
Đánh răng ngay sau khi ăn
Các nha sĩ khuyên bạn nên đánh răng ít nhất 30 phút sau khi ăn. Nếu có thể thì sau 1 giờ là tốt nhất. Đồ ăn và thức uống có tính axit cao, làm ảnh hưởng tới men răng cũng như chân răng. Sự di chuyển của bàn chải đánh răng sẽ đẩy axit bám chặt hơn vào chân răng. Điều này có thể làm răng ê buốt và làm hỏng men răng.
Uống quá nhiều nước ép trái cây
Nước ép trái cây chỉ tốt khi uống một lượng nhỏ. Đối với một số bệnh, nước ép trái cây còn có thể gây hại nghiêm trọng cho cơ thể. Hơn nữa, nước ép trái cây cũng có thể là một chất gây dị ứng mạnh. Vì vậy, bạn nên cẩn thận khi cho trẻ nhỏ uống.
Ăn không đúng giờ
Việc ăn uống không đúng giờ có thể gây nguy hại đến sức khỏe. Như đơn giản là ăn trưa không đúng giờ có thể tăng đột ngột mức độ hormone căng thẳng cortisol và phá vỡ trạng thái lý tưởng của cơ thể. Cố gắng ăn, ngủ và tập thể dục vào cùng một thời điểm mỗi ngày, duy trì đều đặn trong 365 ngày trong năm. Bởi căng thẳng là dấu hiệu khiến bạn dễ bị mắc bệnh.
Hút thuốc lá, thiếu ngủ
Hút thuốc có thể làm giảm chức năng miễn dịch, khiến bạn dễ bị cúm, cảm lạnh hoặc viêm phổi hơn. Các chuyên gia y tế cũng khuyên bạn nên ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm. Thiếu ngủ làm giảm mức năng lượng, khiến cơ thể dễ bị mắc bệnh bởi vì các tế bào không được tái tạo trong khi ngủ. Ngoài ra, việc ngủ đầy đủ cũng có thể giảm cân.
Trúc Linh (Theo Reader’s Digest)
Nguồn: ANTĐ
Tạp chí NƯỚC ĐỨC