Trong trường hợp đó, nên trao đổi với chủ nhà.
Theo luật, người thuê không có trách nhiệm tu sửa nhà tắm. Theo phán quyết của tòa án Coesfeld (Án số: 4C 525/02), những hao mòn thông thường có thể chấp nhận được, chủ nhà không phải tu sửa.
Chủ nhà chỉ phải tu sửa lại nhà tắm hay các bộ phận trong đó khi chúng không thể sử dụng được nữa, chẳng hạn khi mặt bồn tắm bị hư hỏng nặng phải sửa hay tráng men lại.
Những thay đổi lớn như lát gạch hay gắn thêm trang thiết bị phải thỏa thuận trước với chủ nhà, nếu người thuê muốn tự làm.
Do những công việc này thường không dễ dàng làm lại, nên hãy thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ những điểm sau: Những thay đổi dự kiến, ai chịu chi phí, có được đền bù lại khi chuyển ra không, và thời điểm tu sửa.
Cũng cần thống nhất thêm về việc người thuê không phải đưa phòng tắm trở về trạng thái nguyên thủy khi chuyển đi, nếu không sẽ phải gánh chịu chi phí đó. Chủ nhà không được tăng tiền thuê nhà khi việc tu sửa nhà tắm khiến trị giá căn hộ tăng, đặc biệt khi người thuê tự gánh chịu chi phí.
Theo phán quyết của tòa án Hamburg (Án số: 307 S 50/01), người thuê được phép khoan nhà tắm ốp gạch chẳng hạn khi trong đó không có giá đỡ, kệ, gương hay những vật dụng tương tự.
Tuy nhiên, nếu khoan ở những vị trí không cần thiết hay khoan quá nhiều, người chủ có quyền yêu cầu đền bù khi trả nhà (Tòa án Göttingen, án số: 5 S 106/88).
Nên khoan ở các khe giữa các viên gạch để khi chuyển đi, chỉ cần trát kín những lỗ đó nếu trong hợp đồng yêu cầu.
Sử dụng móc treo tự dính thay vì khoan. Thay vì khoan, có thể sử dụng móc treo tự dính trên gạch hay các thanh ngang nối giữa nền và trần hay hai bên tường để treo rèm tắm hay đặt kệ đựng đồ.
Có thể tự quyết định những thay đổi nhỏ, như thay đổi rèm tắm, giá đỡ khăn tắm hay gắn đồ nội thất, đèn, gương. Khi hết hợp đồng trả nhà, những chỗ bị bẩn có thể quét lại bằng màu thích hợp.
Thanh Mai (tổng hợp)
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC