Người Việt Nam cũng như nhiều công dân ngoài EU khác thường gặp phải các vấn đề liên quan đến luật pháp khi lao động bất hợp pháp tại Đức. Khi bị kiểm tra và phát hiện, không những người làm thuê mà cả chủ thuê lao động đều chịu phạt cao.
Trong những đợt kiểm tra diễn ra thường xuyên tại Đức, ngày càng có nhiều trường hợp người nước ngoài lao động bất hợp pháp bị phát hiện.
Với chủ thuê, đó có thể là hình phạt khiến công ty phá sản, trong khi người làm thuê thường không chỉ chịu phạt mà còn bị trục xuất khỏi lãnh thổ Schengen trong vòng nhiều năm liền.
Người vi phạm có thể phá sản, tù tội hoặc bị trục xuất
Với nhiều nước tại EU, hiện tượng làm chui mang đến các thiệt hại lớn trong việc thu thuế và các khoản tiền khác như bảo hiểm và xã hội. Khá dễ hiểu khi các cơ quan sở quyền tại đây chiến đấu với hiện tượng này.
Tuy nhiên, chính người làm thuê mà không có giấy phép sẽ nhận được lương thấp hơn đáng kể so với người làm việc hợp pháp và trong trường hợp ốm bệnh, họ không được bảo hiểm chi trả.
Số trường hợp làm chui được phát hiện thấy nhiều nhất là trong ngành xây dựng, dọn dẹp, giao thông và ăn uống công cộng (nhà hàng, quán ăn …).
Bên cạnh việc buôn bán chất gây nghiện và mại dâm, lao động bất hợp pháp cũng là một trong những tội thường thấy nhất mà người nước ngoài tại EU phạm phải.
Các mức phạt được định ra có thể lên tới 300.000 € hoặc phạt tù đến 3 năm và sau đó là trục xuất khỏi toàn EU theo luật về việc phòng chống hiện tượng lao động trái phép ban hành năm 2004.
Xin giấy phép lao động là gần như không thể
Ít người nhận thức được rằng công dân đến từ nước không thuộc EU rất khó có thể xin được giấy phép lao động tại Đức, ngoài những người sống ở Đức lâu năm với mục đích ví dụ như đoàn tụ gia đình.
Nếu người Việt sống tại Séc sang Đức làm việc vì có người đứng ra thuê, có thể nói gần như 100% đó sẽ là việc làm chui. Giấy phép lao động chỉ được cấp khi người nước ngoài đáp ứng đủ điều kiện như công dân Đức và phòng lao động không còn người Đức để cấp cho.
Với tình trạng thất nghiệp như hiện tại, đây có thể nói là việc không thể.
Vấn để khác cần nhắc đến chính là việc lạm dụng giấy phép kinh doanh. Đối với giấy phép này cũng có những điều luật khắt khe nhất định mà việc vi phạm được xử lý tương tự lao động chui. Chính vì thế, không phải những người xin được giấy phép kinh doanh là có thể lách luật.
Luật pháp và điều lệ dành cho hoạt động kinh doanh tại Đức một phần khắt khe hơn Séc và các cuộc kiểm tra cũng được tiến hành kĩ lưỡng hơn.
Với câu hỏi liệu có thể xin được giấy phép lao động tại Đức không, câu trả lời là hầu như không nếu không có sự hỗ trợ của luật sư và văn phòng tư vấn.
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC