Bài phát biểu đầy xót xa của người lao động, thực tập sinh ở nước ngoài về điều kiện làm việc cực kì vất vả, khó khăn của mình!

Bài phát biểu đầy xót xa của người lao động, thực tập sinh ở nước ngoài về điều kiện làm việc cực kì vất vả, khó khăn của mình!

Bài phát biểu đầy xót xa của thực tập sinh trước Quốc hội Nhật Bản: “Khi tôi bị thương, công ty đã sa thải và buộc tôi trở về nước” đã khiến cho nhiều người trong khán phòng không kìm được nước mắt.

Đây được coi như là một việc gần như chưa có tiền lệ đã diễn ra tại phiên họp Quốc hội Nhật Bản ngày 8/11: Người lao động nước ngoài tự nói lên điều kiện làm việc cực kì vất vả, khó khăn của mình!

Hôm qua 8/11, Quốc hội Nhật Bản đã tiến hành thảo luận về dự luật mới, bao gồm việc nới lỏng các quy định nhập cư theo hướng có lợi cho thực tập sinh và người lao động nước ngoài tại Nhật Bản.

Điều này diễn ra trong bối cảnh Nhật Bản muốn tiếp cận nhiều lao động nước ngoài, nhằm giải quyết bài toán thiếu lao động trầm trọng.

Thế nhưng có 1 vấn đề khác mà cộng đồng người nước ngoài ở Nhật đã phải đối mặt từ lâu. Đó chính là chế độ lương thấp đến mức bất hợp lí, trái pháp luật, làm việc ngoài giờ đến kiệt sức.

132 1 Bai Phat Bieu Day Xot Xa Cua Nguoi Lao Dong Thuc Tap Sinh O Nuoc Ngoai Ve Dieu Kien Lam Viec Cuc Ki Vat Va Kho Khan Cua Minh

Người lao động không kìm được nước mắt khi phát biểu

Đặc biệt, vào phiên họp Quốc hội hôm qua, một số người lao động đã trực tiếp nói lên câu chuyện của mình. Một trích đoạn trong đó được trang tin Asahi TV của Nhật đăng tải và lập tức gây bão cộng đồng mạng, khiến nhiều người xót xa.

Tại phiên họp Quốc hội, một nam thanh niên đưa lên bàn tay sưng phồng, chấn thương nghiêm trọng của mình trước các đại biểu và máy quay, kể rằng: “Tôi buộc phải làm việc với mức lương thấp, trái với pháp luật, khoảng 300 yên/giờ (hơn 60 ngàn đồng). Ngoài ra tôi thường xuyên phải làm ngoài giờ. Khi ngón tay của tôi bị thương, công ty nói rằng tôi đã bị sa thải, phải trở về nước mà không có bất kì chính sách hỗ trợ nào!”.

Theo các trang wageindicator.org và tradingeconomics.com, mức lương tối thiểu ở Nhật Bản năm 2018 được quy định vào mức 700-800 yên/giờ (khoảng 140 – 160 ngàn đồng).

132 2 Bai Phat Bieu Day Xot Xa Cua Nguoi Lao Dong Thuc Tap Sinh O Nuoc Ngoai Ve Dieu Kien Lam Viec Cuc Ki Vat Va Kho Khan Cua Minh

Nam thanh niên với bàn tay sưng phồng

Đoạn clip sau đó được 1 người Nhật chia sẻ vào nhóm “ベトナム日本交流” (tạm dịch: Giao lưu Trao đổi Việt – Nhật) trên Facebook với chú thích: “Các tình huống tàn nhẫn của thực tập sinh kĩ thuật ở Nhật Bản được tiết lộ”.

(Hiện chưa chắc chắn thanh niên trong đoạn clip có phải là người Việt hay không, tuy nhiên vấn đề lao động nước ngoài bị bóc lột khá phổ biến trong cộng đồng người Trung Quốc, Việt Nam và Philippines ở Nhật).

132 3 Bai Phat Bieu Day Xot Xa Cua Nguoi Lao Dong Thuc Tap Sinh O Nuoc Ngoai Ve Dieu Kien Lam Viec Cuc Ki Vat Va Kho Khan Cua Minh

Ngay bên dưới có nhiều bình luận chia sẻ bằng cả tiếng Nhật lẫn tiếng Việt:

– Những công ty bóc lột và vô trách nhiệm cần phải được nêu tên và xử lý trước pháp luật.

– Thuế và khoản nợ ngân hàng thật sự là 1 gánh nặng cho thực tập sinh Việt Nam ở Nhật.

– Cuộc sống ở đâu cũng vậy thôi. Vì cuộc sống vật chất, tinh thần mà người ta phải xa gia đình, mong sao có được một công việc tốt, đổi công sức lao động để có được chút tiền lương xứng đáng. Tai nạn lao động là điều không ai mong muốn. Vậy mong rằng các doanh nghiệp, chính phủ hãy chú ý đến quyền lợi của người lao động nhiều hơn.

– Trước khi đến Nhật thực tập/làm việc, hãy cân nhắc giữa tiền công bạn sẽ có được, liệu bạn có sẵn sàng đánh đổi hay muốn dành thời gian bên gia đình mình nhiều hơn?

Hơn 7.000 lao động nước ngoài trong chương trình “Thực tập sinh kĩ thuật” (những người trẻ và lành nghề) đã “mất tích” vào năm 2017.

Đó là số liệu do 1 đại biểu của Đảng Dân chủ Lập hiến Nhật Bản đưa ra vào phiên họp hôm qua 8/11. Hồ sơ của 7.089 thực tập sinh đã không được ghi nhận liên tục, do nhiều lao động tự ý bỏ việc để tìm kiếm các cơ hội khác ít nặng nhọc hơn. “Đây là một con số cao kỷ lục”, vị đại biểu này cho biết.

Tại làng Showa tỉnh Gunma, nhiều thực tập sinh nước ngoài đã bỏ ngang công việc trong ngành nông nghiệp với mức lương ít ỏi. Kết quả là không những họ chịu thiệt thòi mà những người nông dân cũng không có đủ nhân lực cho mùa thu hoạch. Vấn đề này đã leo thang suốt 4 năm nay.

Theo Đ.L – Helino


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan