Thật sự ý thức của nhiều người Việt còn chưa cao, đi kèm với những thói quen không mấy hay ho trong nước vẫn được nhiều người giữ nguyên khi qua nước khác,…điều này góp phần không nhỏ vào cái nhìn thiếu thiện cảm của người bản địa với du khách Việt Nam.
Chuyện tại biên giới
Vấn đề biên giới Poipet yêu cầu du khách một số nước trong đó có du khách Việt Nam phải mang 700 USD tiền mặt hoặc 20.000 Bath Thái để chụp hình trước hải quan mới được thông quan thật chất đã có từ rất lâu. Tuy nhiên, số tiền đó đang tăng dần theo năm tháng, lúc trước chỉ yêu cầu 500 USD, còn bây giờ đã tăng 700 USD trong thời khoảng hơn một năm nay.
Du khách xếp hàng sau một tấm bảng ở cửa khẩu Arayaprathet. Tấm bảng ghi du khách Việt Nam nằm trong số ít những đối tượng khách có thể bị tra hỏi bởi nhân viên hải quan
Tuy nhiên, nhiều người không hiểu rõ khu vực Poipet sẽ coi đó là một sự sỉ nhục đối với người Việt, nhưng thực chất cộng đồng Việt Nam sinh sống tại đây phát sinh rất nhiều bất cập. Khi chúng tôi đặt chân đến biên giới Poipet cách đây vài tháng, cũng gặp yêu cầu tương tự đối với đoàn 5 người. Nhưng khi trình bày lý do rõ ràng bằng tiếng Anh và trình vé máy bay bay về Việt Nam thì chúng tôi được chấp thuận chỉ chụp kèm 500 USD (tiền mặt cả đoàn góp lại).
Và hải quan ở đây vui vẻ chấp nhận cho mỗi người chụp 500 USD làm “mẫu” để thông quan. Khi được hỏi quy định kì lạ này chúng tôi nhận được câu trả lời: “Trong các trường hợp nhập cư ồ ạt qua biên giới Thái, gây nên tình trạng mất trật tự, trộm cắp, đánh nhau,… Khi làm thống kê chúng tôi thấy tỷ lệ người Việt vi phạm chiếm tỷ lệ cao, đã vậy một số người không có tiền nộp phạt. Qui định này đưa ra thì tình trạng có giảm nên chúng tôi buộc phải duy trì”.
Ra ngoài lân la tại các hàng quán xung quanh Poipet, chúng tôi thấy có rất nhiều người Việt và khi hỏi thông tin, thậm chí còn biết có cả một làng người Việt sống ở khu vực này. Đi kèm với thông tin cung cấp của hải quan Thái rất khó để nói là không có cơ sở.
Văn hóa nơi công cộng
Vấn đề ăn uống, nhất là theo dạng buffet thì chỉ riêng trong nước cũng thấy được nhiều người rất thiếu ý thức. Các món hải sản như tôm, cua,… khi mang ra đều bị giành giật rất nhanh. Chưa kể nhiều người khi đi ăn dạng buffet thường mang quan điểm lấy bao nhiêu cũng được, ăn không hết thì bỏ.
Nhiều nhà hàng ở Việt Nam đã cảm thấy bình thường với thói quen này nên không ra quy định phạt với thức ăn thừa nhưng điều này là cấm kỵ ở các nước khác. Nếu lấy mà không ăn hết thức ăn được cho là người có ý thức kém. Việc nhiều nhà hàng ở nước ngoài trưng biển cảnh báo phạt tiền nếu không ăn hết thức ăn đã lấy rõ ràng là đã có nhiều trường hợp người Việt vi phạm.
Nhiều khách du lịch khi ra nước ngoài do hạn chế về tiếng Anh và ngại ngùng khi hỏi nhà vệ sinh thường kiếm góc khuất để giải quyết như khi còn ở Việt Nam. Đó là chưa kể đến vấn đề khạc nhổ, hình ảnh có thể dễ dàng bắt gặp hàng ngày trên đường phố. Nhiều đoàn du lịch Việt Nam khi mua đồ ăn, bánh kẹo vẫn hồn nhiên xả rác trên đường, dù được hướng dẫn viên nhắc nhở cũng không phải hiếm.
Thói quen xả rác bừa bãi của người Việt Những nơi công cộng đa phần đều cần tránh tình trạng ồn ào nhất là trên các chuyến tàu, việc xếp hàng để đi tàu điện ngầm, xe lửa trên không,… Nhưng nhiều bạn trẻ khi đi du lịch vẫn tìm cách chen lấn sao cho kịp chuyến, rồi còn vô tư khoe chiến tích với bạn bè trong nhóm, trên facebook vô hình chung đã góp phần làm xấu đi hình ảnh du khách Việt.
Tôn Văn
© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC