Những phụ nữ gốc Việt thành công ở nước ngoài

Những phụ nữ gốc Việt thành công ở nước ngoài

Hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau như chính trị, giáo dục, giải trí, công nghệ… Elizabeth Phù, Leyna Nguyễn, Thúy Nguyễn, Tần Lê đều gây tiếng vang lớn ở lĩnh vực mình theo đuổi.

Elizabeth Phù - nữ cố vấn an ninh của Tổng thống Mỹ

Elizabeth Phù (tên gọi thân mật là Liz) sinh năm 1976 tại Phú Quốc, Kiên Giang. Bà là giám đốc phụ trách Vụ Đông Nam Á và châu Đại Dương của Mỹ, đồng thời là thành viên thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, kiêm cố vấn cấp cao cho cựu Tổng thống Mỹ Obama.

Trong suốt nhiều năm liền, có một người phụ nữ mang dòng máu Việt luôn nỗ lực không ngừng để thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Mỹ. Đó là bà Elizabeth Phù - nữ cố vấn an ninh của 2 cựu tổng thống Mỹ có tầm ảnh hưởng quốc tế đáng tự hào.

 132 1 Nhung Phu Nu Goc Viet Thanh Cong O Nuoc Ngoai

Bà Elizabeth Phú

Elizabeth Phù tốt nghiệp hạng ưu chuyên ngành Khoa học chính trị Đại học California Berkeley, bà học tiếp để lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế Thái Bình Dương tại Đại học California ở San Diego. Bà Phù được tu nghiệp tại Học viện Quân sự cấp cao Dwight D. Eisenhower.

Bà Elizabeth Phù đã đặt chân đến Oakland, Mỹ từ năm 1980, khi mới 4 tuổi. Dù tuổi đời còn rất trẻ, bà đã có thâm niên 15 năm công tác và nghiên cứu về lĩnh vực an ninh quốc gia và đối ngoại qua 2 đời Tổng thống Mỹ là George W. Bush và Barack Obama cùng nhiều bộ trưởng Quốc phòng.

"Chỉ với 20USD trong túi, gia đình Liz bắt đầu xây dựng cuộc sống mới ở California. Họ dạy con cái về tầm quan trọng của giáo dục. Cô ấy đã làm việc rất chăm chỉ và trở thành một trong các cố vấn hàng đầu về châu Á của tôi tại Nhà Trắng" – cựu Tổng thống Obama chia  sẻ.

Thời báo Los Angeles từng đánh giá bà chính là cầu nối thầm lặng giữa Nhà Trắng và khu vực Đông Nam Á, tạo nên cú "xoay trục" ngoạn mục trong chính sách ngoại giao ở đời tổng thống Mỹ thứ 44.

Bà Phù đã nhiều lần được chính phủ Mỹ vinh danh và khen thưởng, như huy chương dành cho cá nhân xuất sắc của Bộ Quốc phòng, giải thưởng cống hiến xuất sắc cho Hội đồng An ninh Quốc gia, giải thưởng ưu tú về kiểm soát tài sản nước ngoài.

Mang trong mình dòng máu Việt, bà luôn dành tình cảm đặc biệt cho quê hương cũng như lòng biết ơn sâu sắc với nước Mỹ, nơi đã "mở lòng cưu mang" gia đình bà từ những ngày thơ ấu.

132 2 Nhung Phu Nu Goc Viet Thanh Cong O Nuoc Ngoai

Thúy Nguyễn - Viện trưởng người Việt đầu tiên của Đại học Mỹ.

Những người phụ nữ gốc Việt không chỉ bản lĩnh, giỏi giang, xinh đẹp mà còn luôn tự hào khi mang dòng máu Việt và có những hoạt động hướng trái tim về quê hương.

Leyna Nguyễn - Nữ diễn viên, MC quyến rũ trên sóng truyền hình Mỹ

132 3 Nhung Phu Nu Goc Viet Thanh Cong O Nuoc Ngoai

Nữ diễn viên Leyna Nguyễn và phu quân.

Cất tiếng khóc chào đời tại Đông Hà (Quảng Trị), bắt đầu định cư tại Minesota, Mỹ từ năm 1975, cô bé vừa tròn 5 tuổi Leyna Nguyễn sau này đã trở thành Hoa hậu châu Á tại Mỹ, MC cho 3 kênh truyền hình lớn và diễn viên nhiều bộ phim điện ảnh ăn khách.

Những năm hoạt động miệt mài trong làng giải trí khắc nghiệt của xứ sở cờ hoa đã mang về cho bà 2 giải thưởng Emmy Award danh giá của nền điện ảnh Mỹ và được bình chọn là một trong 25 người Mỹ gốc Việt có ảnh hưởng nhất tại đất nước này. 

Thú vị hơn, Leyna là phát thanh viên đầu tiên trong lịch sử truyền thông Mỹ cùng một lúc cộng tác với hai nhà đài trong cùng một khu vực. Tại Los Angeles, Leyna xuất hiện trên 2 kênh  KCBS và KCAL-TV để tường thuật các bản tin.

Những ai từng xem các phim Hollywood như Paparazzi, Duplex, The Day After Tomorrow và Price of Glory..., có thể sẽ thấy khuôn mặt Leyna hơi quen bởi cô rất nhiều lần thủ vai phóng viên (tuy chỉ là những vai phụ) trong các bộ phim đó.

Nhìn nhận lại con đường đi đến thành công của mình hôm nay, Leyna không cho rằng nó được trải bằng hoa hồng. Từ rất sớm, bà nhận thức mình phải vượt qua hai bất lợi: những định kiến đánh giá thấp năng lực giới nữ và những phân biệt đối xử đối với người nhập cư.

Kinh nghiệm bản thân cho cô thấy các kênh truyền hình Mỹ hạn chế dùng nhân sự không phải là người da trắng. Ngoài những nhân viên da trắng, một đài cùng lắm nhận 1 người gốc Phi và 1 người gốc Á vào làm và không có nhu cầu tuyển dụng thêm người thứ 3. Cho nên, sự cạnh tranh nghề nghiệp càng khốc liệt đối với Leyna

Dù xa quê hương từ nhỏ, bà vẫn luôn tự hào mang trong mình dòng máu Việt và thực hiện nhiều hoạt động từ thiện giúp đỡ trẻ em nghèo tại quê nhà.

 

Nữ doanh nhân gốc Việt tại Úc Tần Lê

Nữ doanh nhân gốc Việt Tần Lê (tên đầy đủ Lê Thị Thái Tần) - người sáng lập Công ty công nghệ thần kinh Emotiv chuyên phát triển công nghệ kiểm soát não thông qua thiết bị tương tác theo dõi hoạt động não là một trong 20 công dân ở Úc có chân dung được giới thiệu nhân sự kiện 20 năm thành lập Phòng trưng bày chân dung quốc gia ở Canberra (Úc).

Định cư ở Úc từ năm 4 tuổi, năm 16 tuổi bà đã theo học tại Đại học Monash ở Melbourne với ý định hành nghề luật sư nhằm thực hiện ý nguyện giúp đỡ những người nhập cư hiểu rõ hơn hệ thống pháp luật ở Úc. 

Tốt nghiệp luật và thương mại với bằng danh dự, từ tháng 2/1999 bà bắt đầu sự nghiệp tại Công ty luật Freehills. Đây là công ty luật quốc tế lớn có khách hàng trên toàn thế giới, sử dụng nguồn lực của khoảng 1.000 luật sư bao gồm hơn 200 đối tác tại các văn phòng ở Úc và Đông Nam Á. Nếu cứ theo con đường đã vạch ra, bà có thể nhắm đến một ghế trong Tòa án tối cao Úc.

Năm 1998, Tần Lê được trao giải thưởng "Người Úc trẻ tuổi của năm" nhờ nỗ lực làm công tác thiện nguyện phụng sự cộng đồng người gốc Việt ở Melbourne. 20 nhân vật được chọn là những người đã cống hiến đáng kể trong nhiều lĩnh vực ở Úc.

 132 4 Nhung Phu Nu Goc Viet Thanh Cong O Nuoc Ngoai

Tần Lê giới thiệu thiết bị đeo Emotiv tại hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN ở Hà Nội năm 2018.

Tháng 12/2003, bà trở thành người đồng sáng lập và chủ tịch Công ty công nghệ thần kinh Emotiv Systems chuyên phát triển công nghệ kiểm soát não thông qua thiết bị tương tác theo dõi hoạt động não. 

Công ty đã nhận được nhiều giải thưởng và hiện đứng đầu trong lĩnh vực đo điện não đồ di động với giao diện não - máy tính. 

Tần Lê được bình chọn là một trong 30 người phụ nữ thành công nhất dưới 30 tuổi ở Úc. Bà đã được tạp chí Fast Company (Mỹ) đưa vào danh sách những người phụ nữ ảnh hưởng nhất thế giới về công nghệ năm 2010, tạp chí Forbes bình chọn trong danh sách 50 tên tuổi cần biết năm 2011.

Bà được trao giải thưởng Tiến bộ toàn cầu của Úc về công nghệ thông tin và truyền thông năm 2012, giải thưởng Sáng tạo G'Day USA năm 2014. Năm 2018, bà nhận được giải thưởng thành tựu của Viện Nghiên cứu công nghiệp Mỹ.

Từ năm 2009, Tần Lê đã được Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) chọn là nhà lãnh đạo trẻ thế giới. Hiện nay bà là thành viên Hội đồng Tương lai toàn cầu về công nghệ thần kinh tại WEF. Mẹ của Tần Lê là bà Hồ Mai, nguyên thị trưởng thành phố Maribyrnong (Úc).

Hiện nay, Tần Lê (42 tuổi) được xem là nhà sáng chế trong lĩnh vực công nghệ thần kinh, diễn giả nổi tiếng về sáng tạo và kinh doanh, đồng thời là một trong những người đi tiên phong thiết lập công nghệ khai thác bí ẩn bộ não con người.

Thúy Nguyễn - Viện trưởng người Việt đầu tiên của Đại học Mỹ 

 132 5 Nhung Phu Nu Goc Viet Thanh Cong O Nuoc Ngoai

Bà Thúy Nguyễn (phải), Viện trưởng Đại Học Cộng Đồng Foothill.

Ngày 1/7/2016 đánh dấu một sự kiện quan trọng của trường Đại học Foothill College, California với quyết định bổ nhiệm viện trưởng chính thức cho Luật sư Thúy Nguyễn (Tên đầy đủ Nguyễn Thị Thúy), sau hơn một năm giảng dạy và nghiên cứu xuất sắc của bà tại trường.

Đại học Foothill là một trường lớn với hơn 13.000 sinh viên, 300 nhân viên và giảng viên. Tỷ lệ sinh viên Mỹ gốc Việt khoảng 5%. Cô Nguyễn Thị Thúy đã vượt qua cuộc tuyển chọn kéo dài một năm giữa 4 ứng viên nặng ký, để được chọn, nhất định cô phải trội hơn những người da trắng.

Năm 14 tuổi, cô là học sinh xuất sắc của trung học Castlemont của thành phố Oakland. Tốt nghiệp thủ khoa trung học Castlemont High, Nguyễn Thị Thúy vào đại học Yale chuyên ngành triết học, tiếp đến là văn bằng Luật tại UCLA ở California. Cô đã dạy Luật tại đại học CSU East Bay trong nhiều năm.

Điều thú vị là năm 2000 khi còn là sinh viên Luật khoa, Nguyễn Thị Thúy từng là đồng tác giả quyển sách Anh ngữ "25 Vietnamese Americans in 25 Years", "25 Chân Dung Mỹ Gốc Việt Trong 25 Năm". Đây là một trong những quyền sách đầu tiên nói về sự thành công của người Việt ở Hoa Kỳ.

Cô cũng là người nói tiếng Việt lưu loát không thua tiếng Anh là ngôn ngữ cô học cũng như giao tiếp hàng ngày.

Đến Mỹ lúc 3 tuổi nhưng Thúy nói tiếng Việt trôi chảy, cô giải thích : "Bố mẹ tôi rất chú trọng việc cho chúng tôi nói tiếng Việt, cho đi học trường Việt ngữ. Tôi cũng thích nghe nhạc Việt, nhạc Việt rất sâu sắc, rất tình cảm. Tôi cứ chạy nhạc rồi viết chữ xuống, coi như tập chính tả luôn.

Đó là lý do tại sao hôm nay tôi có thể nói tiếng Việt với cộng đồng Việt Nam. Biết thêm một ngôn ngữ, đặc biệt ngôn ngữ gốc của mình, sẽ tạo cho mình cơ hội tiến thân".

Chia sẻ với báo chí, bà nói rằng sẽ dành nhiều tâm huyết và cố gắng hơn nữa để giúp đỡ cộng đồng sinh viên nước ngoài tại trường, đặc biệt là sinh viên Việt Nam hoặc người da màu.

Nguồn: dantri.com


© 2024 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan