Nga sa lầy ở Ukraine: Những tổn thất và "lợi ích"

Cuộc chiến tại Ukraine đã kéo dài, gây ra những hệ lụy sâu sắc cho cả Nga và Ukraine. Bên cạnh những thiệt hại to lớn về người và của, liệu Nga có thực sự thu được lợi ích gì từ cuộc xung đột này? Một phân tích sâu sắc về những tổn thất và "lợi ích" mà Nga phải đối mặt trong cuộc chiến.

1 Nga Sa Lay O Ukraine Nhung Ton That Va Loi Ich

© Imago / Alexei Druzhinin

Trong bối cảnh các video phỏng vấn trên mạng cho thấy một bộ phận người dân Nga, đặc biệt ở các thành phố lớn như Mục-tư-khoa và Saint Peter, cảm nhận được sự ổn định hơn về kinh tế từ giữa năm 2022, các số liệu thống kê độc lập lại vẽ nên một bức tranh phức tạp và đáng lo ngại hơn về tình hình thực tế của Nga sau hơn hai năm tham gia vào cuộc chiến ở Ukraine.

Dẫn nguồn từ các blogger Simon Saradzhyan, Ivan Arreguín-Toft và Angelina Flood, những con số sau đây cho thấy những tác động tiêu cực đáng kể mà cuộc xung đột đã gây ra cho Nga trên nhiều phương diện:

Di cư và áp lực xã hội

  • Ít nhất 120.000 người dân Nga đã phải rời bỏ nhà cửa, riêng khu vực Kursk ước tính vào tháng 10 năm 2024.
  • Khoảng 800.000 người Nga đã di tản ra nước ngoài vì lý do kinh tế hoặc chính trị, chiếm 0,6% dân số.
  • Gia tăng các vụ phạm tội bạo lực do các cựu chiến binh gây ra, với ít nhất 1.500 nạn nhân tính đến tháng 9 năm 2024, trong đó có 242 người thiệt mạng và 227 người bị thương nặng.

Tổn thất quân sự nặng nề

Ước tính về tổn thất quân sự của Nga có sự khác biệt giữa các nguồn, nhưng tất cả đều chỉ ra con số thương vong rất lớn:

Nguồn thông tin Ước tính tổn thất (Thiệt mạng, bị thương, mất tích) Ước tính thiệt mạng Ước tính bị thương Thời điểm ước tính
Ước tính gần đây nhất 700.000+ - - -
Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ 600.000+ - - Tháng 10 năm 2024
IISS 783.000 172.000 611.000 Cuối năm 2024
New York Times 700.000+ - - Tháng 1 năm 2025
Republic dot ru 1.200.000 300.000 900.000 Tháng 2 năm 2025
Donald Trump 1.000.000 (thiệt mạng) 1.000.000 - Tháng 1 năm 2025
RF MoD 48.000 (mất tích) - - Tháng 12 năm 2024

Ngoài ra, ít nhất 388 trường hợp tử vong mờ ám đã xảy ra bên trong nước Nga kể từ khi chiến tranh nổ ra đến tháng 12 năm 2024.

Tổn thất trang thiết bị quân sự

  • Tổng số xe cộ và trang thiết bị: 20.382 (ước tính tháng 2 năm 2025).
  • Xe tăng và xe bọc thép: 11.819 (ước tính tháng 2 năm 2025).
  • Máy bay: 305.

Tác động kinh tế nặng nề do lệnh trừng phạt

2 Nga Sa Lay O Ukraine Nhung Ton That Va Loi Ich

Nga hiện là quốc gia chịu nhiều lệnh trừng phạt nhất trên thế giới, với hơn 20.000 lệnh trừng phạt được áp đặt bởi 50 quốc gia. Các biện pháp trừng phạt ước tính đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng:

  • Khoảng 340 tỷ đô la dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga bị đóng băng.
  • Hàng trăm tỷ đô la "thiệt hại trực tiếp" cho khu vực tài chính (theo tài liệu nội bộ của Bộ Tài chính Nga).
  • Khu vực năng lượng mất khoảng 78,5 tỷ đô la doanh thu xuất khẩu (từ tháng 12 năm 2022 đến tháng 6 năm 2024).
  • Các cuộc không kích của Ukraine khiến 1/6 sản lượng xăng và dầu diesel của Nga ngừng hoạt động.
  • 467 công ty đã hoàn toàn rời khỏi Nga (tính đến ngày 1 tháng 1 năm 2025).
  • GDP Nga giảm 2,3% vào năm 2022, tăng trưởng trở lại nhưng dự kiến sẽ chậm lại đáng kể trong những năm tới.
  • Ngân sách liên bang thâm hụt đáng kể.
  • Đồng rúp Nga mất giá 8% kể từ khi xâm lược Ukraine.
  • Lạm phát tăng cao và lãi suất chủ chốt đạt kỷ lục, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
  • Số lượng doanh nghiệp phá sản tăng 26% trong ba quý đầu năm 2024.
  • Nhập khẩu chất bán dẫn giảm 70% (dù Trung Quốc đã giúp bù đắp phần nào).
  • Sản xuất máy bay chở khách và ô tô gặp khó khăn do thiếu hụt linh kiện và lệnh trừng phạt.

Thiệt hại về địa chính trị

  • Mở rộng "khối thù địch" với việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO, tăng chiều dài biên giới chung với liên minh này.
  • Suy giảm ảnh hưởng ở các quốc gia đồng minh như Armenia và Syria do không thể hỗ trợ.
  • Tình trạng "bán cô lập về ngoại giao", dù Nga đã cố gắng tăng cường quan hệ với các nước ngoài phương Tây. Tuy nhiên, một số động thái gần đây cho thấy sự thay đổi trong thái độ của một số quốc gia, ví dụ như việc Mỹ cùng Nga bỏ phiếu chống lại nghị quyết của Liên hợp quốc lên án hành động xâm lược Ukraine.
  • Uy tín cường quốc quân sự bị tổn hại nghiêm trọng sau những thất bại ban đầu trên chiến trường.

"Lợi ích" Nga đạt được

Bên cạnh những tổn thất to lớn, bài viết cũng đề cập đến một số "lợi ích" mà Nga tuyên bố đạt được:

  • Lợi ích về lãnh thổ:

    Kiểm soát thêm 12% lãnh thổ Ukraine, nâng tổng diện tích lãnh thổ Ukraine dưới sự kiểm soát của Nga lên 43.714 dặm vuông (tương đương bang Ohio của Mỹ).

  • Chiếm giữ tài nguyên thiên nhiên và công nghiệp:

    Kiểm soát các vùng giàu khoáng sản quan trọng, than đá, kim loại, đất hiếm và đất nông nghiệp màu mỡ ở miền nam Ukraine, cũng như các cơ sở công nghiệp ở Donbas.

  • Tăng dân số thông qua sáp nhập: Dân số ở các vùng lãnh thổ Ukraine do Nga kiểm soát ước tính từ 5-7 triệu người vào năm 2024.
  • Giảm khả năng Ukraine gia nhập NATO:

    Hành động quân sự của Nga được cho là đã khiến một số thành viên NATO ngần ngại trong việc ủng hộ tư cách thành viên của Ukraine.

  • Kinh nghiệm quân sự trong chiến tranh hiện đại:

    Quân đội Nga đã tích lũy được kinh nghiệm chiến đấu thực tế và thử nghiệm các công nghệ quân sự mới.

  • Củng cố quan hệ với các quốc gia chống phương Tây:

    Tăng cường hợp tác với Trung Quốc, Iran, Triều Tiên và các quốc gia khác có mâu thuẫn với Mỹ và đồng minh.

  • Sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Putin:

    Tăng trưởng kinh tế nhẹ năm 2023 và tình trạng thiếu hụt lao động đã giúp tăng thu nhập thực tế, củng cố sự ủng hộ của người dân đối với Putin. Giới tài phiệt Nga cũng trở nên giàu có hơn, củng cố lòng trung thành với chính quyền.

  • Sự gia tăng chủ nghĩa dân tộc trong nước:

    Chiến tranh đã khơi dậy tinh thần dân tộc, mang lại lợi ích cho Putin và giới cầm quyền.

Lời kết

Việc đánh giá "lợi" và "hại" của cuộc chiến là vô cùng phức tạp, đặc biệt khi không rõ ràng về giá trị mà Putin gán cho từng yếu tố. Trong khi những tổn thất về nhân mạng và kinh tế là rất lớn, Putin dường như không coi trọng những chi phí này, miễn là công chúng Nga vẫn tin vào tuyên truyền của Điện Kremlin.

Do đó, thay vì suy đoán dựa trên "lẽ thường", cần phải hiểu rõ những tính toán và giá trị mà nhà lãnh đạo Nga đặt ra trong quá trình đưa ra quyết định của mình.

Lê Hải Yến - © Báo TIN TỨC VIỆT ĐỨC


© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan