Cuộc chạy đua với thời gian của những "thợ săn" tội phạm Đức Quốc xã

Tại thành phố Ludwigsburg (Đức), có một đội điều tra nhỏ đang ngày đêm cố gắng lần ra tung tích của tội phạm Đức Quốc xã sống sót cuối cùng trên thế giới.

Chúng tôi tập hợp những mẩu thông tin nhỏ nhất, như những mảnh của trò chơi câu đố, để xác định vai trò của từng kẻ trong cỗ máy giết chóc của tên độc tài Adolf Hitler,” công tố viên trưởng Jens Rommel cho biết.

Từ năm 2015, ông Rommel đã chỉ đạo 8 Văn phòng có năng lực điều tra tội phạm quốc xã, tại thời điểm những tên tội phạm, kẻ đồng lõa, nhân chứng, và những người sống sót cuối cùng đồng loạt biến mất.

Cuộc chạy đua với thời gian của những  thợ săn tội phạm Đức Quốc xã - 0

Ông Jens Rommel, Công tố viên trưởng Văn phòng Trung ương Điều tra Tội phạm Quốc xã. Ảnh: Thomas Kienzler/AFP.

Một khi tất cả những kẻ phạm tội biến mất, Đức sẽ đóng các điều khoản pháp lí sắp tới đối với thảm họa diệt chủng 6 triệu người Do Thái và hàng trăm nghìn người khác gây ra bởi Chính quyền Quốc xã.

Ở thời điểm hiện tại, phiên tòa chất vấn bị cáo ngoài 90 tuổi về tội ác từ năm 1945 đã dấy lên tranh luận gay gắt về lịch sử đen tối của nước Đức.

Hàng thập kỉ sau chiến tranh, chính phủ Đức và hệ thống pháp lí đã không ngừng tìm kiếm nhưng kẻ tham gia vào cuộc thảm sát có tổ chức này.

Năm 2011 đánh dấu một bước ngoặt trong công cuộc tìm kiếm khi John Demjanjuk, kẻ từng là lính gác tại trại hành quyết Sobibor năm 1943, bị kết án 5 năm tù giam.

Các nhà chức trách đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc khởi tố bất kì kẻ nào từng làm tại trại tập trung – từ binh lính cho đến kiểm toán – những kẻ đồng lõa trong cuộc thảm sát.

Trước vụ xét xử đó “chúng tôi chưa từng chú ý đến những mắt xích nhỏ nhất trong cỗ máy giết chóc”, luật sư Andrej Umansky, tác giả 1 cuốn sách về nạn Diệt chủng ở Đông Âu cho biết.

Kể từ đó sự thay đổi trong cách điều tra như vậy mang đến cơ hội “để những nạn nhân được lên tiếng, đưa họ trở về với gia đình, và để phơi bày sự thật trước công chúng”

Từ Moscow đến Buenos Aires

Với quyết tâm làm sáng tỏ quá khứ tưởng chừng như đã ngủ quên, đội điều tra của Rommel gồm 5 công tố viên, 2 thẩm phán, và 1 sĩ quan cảnh sát đã dấn thân vào công cuộc tìm kiếm trên khắp địa cầu.

Sau chiến tranh, rất nhiều thành viên Đức Quốc xã đã ngay lập tức di dời đến Nam Mĩ, trong số đó có một trong số những kẻ chủ mưu chính cho cuộc thảm sát, Adolf Eichmann, kẻ đã ẩn náu ở Buenos Aires.

Hắn bị bắt bởi lực lượng bí mật Israel vào năm 1960 nhờ thông tin cung cấp bởi công tố Đức Fritz Bauer, người luôn bất bình trước hoạt động kém hiệu quả của hệ thống pháp lí nước Đức.

Còn đối với kẻ tội phạm bị bắt gần đây, Rommel cho biết đội điều tra của ông đã tìm ra hắn bằng cách “cải trang thành hành khách và thủy thủ để kiểm tra tất cả những con tàu đến Luwigsburg” và theo dõi những người có tên giống tên Đức.

Họ đã điều tra các điểm đăng kí di trú tại Argentina, việc đăng kí vẫn diễn ra như bình thường, sau đó thông tin được gửi đến đại sứ quán Đức. “Chúng ta làm được điều này là nhờ hàng triệu nạn nhân đang đấu tranh để cuộc thảm sát không đi vào quên lãng”- phát biểu của ông Peter Haeberle, quan chức bộ tư pháp bang Baden-Wuerttemberg.

Tại một thời điểm hầu như không còn cơ hội tìm ra kẻ lãnh đạo cấp cao nào còn sống sót của Đức quốc xã, đội điều tra của Rommel dường như đã lập được kì tích, tuy nhiên vẫn không tránh khỏi chỉ trích của cánh báo chí, chẳng hạn như tờ Die Welt daily lên án chi phí khổng lồ đã tiêu tốn cho công cuộc tìm kiếm.

1,7 triệu hồ sơ

Nhiều người đã chỉ trích rằng có quá ít tội phạm Đức quốc xã bị phơi bày trước công lí. Trước năm 2012, khoảng 6 498 người đã bị kết án tội tham gia vào thảm họa Diệt chủng.

Trong trụ sở của nhóm điều tra viên, nơi trước kia từng là một trại giam nữ, người ta có thể cảm nhận được âm hưởng một giai đoạn lịch sử qua mùi của những tập tài liệu đồ sộ, cũ kĩ, bạc màu.

1,7 tập hồ sơ được lưu trữ theo thứ tự trên những hành tủ kim loại là cơ sở lưu trữ dữ liệu đầy đủ về tội phạm Đức quốc xã và tội ác mà chúng gây ra.

Từ Hitler cho đến những binh lính hạng thấp nhất, cùng với những địa điểm diễn ra tội ác của chúng, tất cả đều được ghi lại tại đây.

Rommel cẩn thận rút ra tập hồ sơ mã số 3 AR-Z 95/59 của Mengele, Josef.Known kẻ được biết đến với biệt hiệu “Thần Chết”. Tên bác sĩ người Áo đã thực hiện hàng loạt thí nghiệm kinh hoàng trên những người bị giam ở trại tập trung.

Theo ghi chép năm 1950, địa điểm thực hiện thí nghiệm của hắn vẫn còn là một ẩn số, và có khả năng ở Argentina.

Mengele đã tẩu thoát và sống ngoài vòng pháp luật cho đến lúc chết tại Brazil vào năm 1979. Rommel và đội điều tra của ông biết rằng vẫn còn rất nhiều tội phạm Đức Quốc xã còn lẩn trốn cũng sẽ có kết cục tương tự như vậy.

Tuy thế, Rommel vẫn khẳng định “chúng tôi phải tận dụng từng ngày để truy lùng một kẻ tội phạm để có thể đưa những kẻ khác ra trước vành móng ngựa.”


© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan