Chuyện giáo dục trẻ em ở Đức

Ở trường các bé chỉ được dạy học trong nửa ngày và có tới 2 lần giải lao. Tuy nhiên, đừng nghĩ giải lao quá nhiều đồng nghĩa với nền giáo dục yếu kém. 

kindergarten 871111 640Trẻ em ở Đức được học rất nhiều điều bổ ích thay vì suốt ngày học thêm, cặm cụi với sách vở giống như trẻ em nhiều nước khác trên thế giới.

Ngay từ từ độ 3-6 tuổi, trẻ em ở Đức đã được học cách tiếp cận thế giới bên ngoài.

Rèn luyện kỹ năng cho trẻ theo cách của người Đức

Sống tự lập – vốn là kỹ năng mà các bậc phụ huynh nào cũng muốn trang bị cho con. Và ở Đức, ngay từ từ độ 3-6 tuổi, trẻ em đã được học cách tiếp cận thế giới bên ngoài và học cách tự mặc quần áo, chuẩn bị thức ăn và tự giác đi ngủ mà không cần bố mẹ ở bên.

Dù lạnh hay thời tiết u ám, trong khi nhiều cha mẹ Việt chỉ muốn để con trong nhà tránh bị ốm, nguy hiểm thì cha mẹ Đức vẫn đưa con cái mình ra công viên hoặc khuyến khích chúng tự ra ngoài chơi.

Hầu hết những trẻ em ở Đức đều tự đi tới trường hay qua nhà hàng xóm. Một số thậm chí còn đi tới nhà ga tàu điện một mình. Dĩ nhiên, các bậc phụ huynh ở đây vẫn lo lắng về sự an toàn cho con cái nhưng vấn đề họ quan tâm là giao thông, tắc đường chứ không phải là bắt cóc vì thực tế những vụ bắt cóc cực kỳ hiếm xảy ra ở Đức.

Song song với rèn luyện tính tự lập, người Đức cũng rất chú trọng và nghiêm khắc về việc giáo dục lòng tốt cho trẻ. Ngay từ nhỏ trẻ đã được giáo dục về lối sống hướng thiện và lương thiện thông qua rất nhiều bài học ở nhà và ở trường.

Trẻ em ở Đức luôn được học về tình thương và tính lương thiện. Bài học tình yêu của chúng là biết yêu thương, cưu mang những loài động vật nhỏ. Điều này có thể thấy dễ dàng khi trẻ chập chững đến trường các ông bố bà mẹ thường nuôi các động vật nhỏ như chó con, mèo con, thỏ con… cho con của mình.

Trong quá trình chăm sóc nuôi nấng, các em bé sẽ học được các nâng niu, yêu thương các sinh linh bé bỏng. Lớn hơn một chút, trẻ được khuyến khích dùng tiền mình dành dụm được để nhận nuôi dưỡng những động vật nhỏ bị bỏ rơi, hoặc quyên tiền để cứu những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng.

Luôn giúp đỡ những người yếu thế và căm ghét bạo lực là những bài học mà trẻ em ở Đức được giáo dục. Thông điệp mà người Đức dạy cho những đứa trẻ ngay từ khi còn nhỏ là “Ngưỡng mộ kẻ mạnh là sự thường tình của con người, đứng về cùng phía với kẻ yếu mới thể hiện tâm hồn đẹp đẽ”.

Chơi là chính, học là phụ

Bên cạnh việc chú trọng phát triển kỹ năng cho con, người Đức cũng quan tâm đến việc học của con cái… nhưng quan tâm theo cách của họ.

Ngay ở lửa tuổi mầm non, thay vì trẻ mầm non ở các quốc gia khác phải “bập bẹ” con chữ tập đọc, tập viết… thì các em bé ở Đức đã được trải nghiệm 1 khoảng thời gian tuyệt vời, mở ra trước mắt là cả một thế giới để khám phá.

Bọn trẻ phải trai qua khoảng thời gian ở nhà trẻ là 4000 giờ. Trong thời gian này các em bé sẽ được học những điều vô cùng hữu ích, cụ thể: từ 3 tuổi các em được đến thăm đồn cảnh sát, thăm cục phòng cháy chữa cháy, thăm bưu điện, thăm chính quyền thành phố, gặp thị trưởng, thăm khu chợ tự do, thăm vườn hoa, bến xe công cộng… với bao điều lý thú.

Những tưởng thời gian chơi của trẻ mầm non là quá đủ để bắt đầu bắt tay vào “guồng quay” lớp 1. Thế nhưng điều này khác hoàn toàn, khi trẻ bước vào lớp 1 việc học hành với cha mẹ và trẻ em Đức thực tế cũng không quá quan trọng.

Giáo viên ở Đức thường không khuyến khích việc cha mẹ ép con học sớm, học trước. Ở trường các bé chỉ được dạy học trong nửa ngày và có tới 2 lần giải lao. Tuy nhiên, đừng nghĩ giải lao quá nhiều đồng nghĩa với nền giáo dục yếu kém.

Trong 2 năm đầu tiên của bậc tiểu học, kết quả học tập của trẻ sẽ không được đánh giá bằng điểm, mà thay vào đó là những mức xếp hạng như Rất tốt (+), Tốt (0+), Khá (0-) và Chưa tốt (-).

Tuy nhiên, sự đánh giá dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau và phụ thuộc vào từng môn học cụ thể.

Và một điều cũng cực kỳ đáng suy ngẫm khi các bậc cha mẹ ở đây không quá đặt áp lực trên đôi vai của bé bằng thành tích học tập. Nếu như ở Việt Nam, việc con cái học kém, thậm chí phải học lưu ban thường được xem như một chuyện đáng xấu hổ và phụ huynh thường tìm mọi cách để con được lên lớp.

Thế nhưng, ở Đức lại khác, việc học lại không phải chuyện gì quá to tát hay đáng xấu hổ mà đối với phụ huynh Đức, học lại chỉ đơn giản là học cho hiểu hơn mà thôi.

Nếu cảm thấy con em mình học lớp 1 kém, phụ huynh Đức sẽ chủ động xin cho bé học lại để chắc kiến thức hơn, lên lớp 2 việc lưu ban hay không sẽ do việc tự phấn đấu của trẻ và giáo viên sẽ là người quyết định.

Nguồn: vianade.com


© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan