Sống một mình ở nơi xa xứ, không có gia đình và người thân bên cạnh nên việc tự chăm sóc, tự đảm bảo an toàn cho bản thân của mỗi du học sinh luôn phải được đề cao nhất. Không ai muốn những tình huống xấu xảy ra với mình nhưng nếu chuẩn bị kỹ càng trước mọi thứ sẽ tránh và hạn chế tối đa phần nào những rủi ro.
Hãy lưu số của đội bảo vệ của trường đại học, số điện thoại khẩn cấp, số điện thoại cảnh sát khu vực, y tế, báo cháy... trong di động.
Đức có 2 số khẩn cấp:
+ 110 để gọi cảnh sát
+ 112 để gọi cứu hỏa hoặc xe cứu thương
Các số điện thoại khẩn cấp ở Nhật Bản:
+ Cảnh sát: 110
+ Cứu thương: 119
+ Cứu hỏa: 119
+ Khẩn cấp trên biển: 118
Số khẩn cấp của Ý:
+ 112: cảnh sát quân sự
+ 113: cảnh sát dân sự
+ 115: lính cứu hỏa
+ 118: xe cứu thương
Pháp:
+ Số điện thoại chính là 112. Số này có thể gọi từ điện thoại di động. Nếu bạn không nói được tiếng Pháp, sẽ có những biên dịch viên dịch cuộc gọi cho bạn.
+ Để liên lạc trực tiếp với cảnh sát, hãy gọi 15.
+ Trường hợp y tế khẩn cấp, bạn nên gọi 17.
+ Hãy gọi 115 nếu đó là trường hợp xã hội khẩn cấp.
+ Pháp cung cấp số khẩn cấp 114 cho những người khiếm thính hoặc bị điếc.
Trung Quốc có những số liên lạc khẩn cấp bao gồm:
+ Gọi cảnh sát: 110
+ Gọi cứu thương: 120
+ Gọi cứu hỏa: 119
Vương quốc Anh:
+ 101 được coi là phí dịch vụ của đường dây nóng cho những cuộc gọi không mang tính khẩn cấp, chẳng hạn như báo cáo một vụ phạm tội.
+ 112 sẽ chuyển hướng bạn đến những dịch vụ khẩn cấp tại địa phương.
Ở Mỹ, khi có chuyện khẩn cấp bạn chỉ cần nhấn số 911.
Nguồn: Kenh14.vn
© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC