Đức: Kiếm 753 tỷ đồng/năm nhờ kinh doanh toilet miễn phí

Đức: Kiếm 753 tỷ đồng/năm nhờ kinh doanh toilet miễn phí

Ở nước Đức, một công ty khá đặc biệt khi cung cấp nhà vệ sinh miễn phí để thu lợi nhuận, không những vậy, còn thu về tới 753 tỷ đồng mỗi năm

1 Duc Kiem 753 Ty Dongnam Nho Kinh Doanh Toilet Mien Phi

Năm 2003, công ty này đã đánh bại hãng BMW cùng Mercedes-Benz và được xếp hạng là công ty sáng tạo nhất ở Đức. Rốt cuộc thì công ty này đã thu lợi nhuận như thế nào? Làm sao có thể biến các nhà vệ sinh dơ bẩn thành cái “máy” kiếm tiền?

Chính sách của chính phủ

Tại nước Đức, bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào cũng có thể nhận thầu và kinh doanh nhà vệ sinh công cộng. Đây không phải là một lĩnh vực thương mại hấp dẫn. Chính phủ nước Đức có chính sách mở rộng số lượng nhà vệ sinh, cứ 500 m phải có một nhà vệ sinh công cộng. Toàn bộ các nhà vệ sinh công cộng ở thành phố phải có thể đáp ứng từ 500 đến 1000 người. Do đó, cần phải xây dựng nhiều nhà vệ sinh. Đây là nhu cầu của người dân.

Tình trạng thị trường kinh doanh

Kinh doanh nhà vệ sinh kỳ thực là công việc vừa khó nhọc lẫn nhàm chán, địa điểm thì phân tán, chi phí xây dựng cũng như bảo vệ rất cao. Do đó, nhiều người không lạc quan lắm về mô hình kinh doanh này, cũng rất khó tăng phí thu.

Ông chủ nhà vệ sinh – Hans Wahl

Hans Wahl là một doanh nhân rất sáng tạo và có đầu óc kinh doanh. Vào năm 1990, ông đã giành được quyền khai thác các nhà vệ sinh ở thủ đô Béc-lin, Đức, bởi ông đã đưa ra ý kiến rằng: miễn là chính phủ Đức cấp quyền kinh doanh cho ông hứa sẽ cung cấp dịch vụ vệ sinh công cộng miễn phí toàn thành phố Béc-lin. Chính phủ Đức thấy điều kiện đưa ra khá phù hợp, do đó đã chấp thuận. Các đối thủ cạnh tranh khác nghĩ rằng anh chàng thanh niên này mất trí rồi, miễn phí ư? Dựa theo cách tính phí 0,5 euro một người/một lượt, có thể thấy rằng, mỗi giờ thiệt hại 100.000 euro tại Béc-lin.

Thu lợi nhuận bằng cách nào?

Đầu tiên, Hans Wahl biến toàn bộ tường nhà vệ sinh thành các bức tường quảng cáo, thu hút một làn sóng khách hàng lớn, như Nokia, Apple, Chanel, điều này khiến mọi người không ngờ tới.

Thứ hai, nhà vệ sinh trở thành địa điểm du lịch của thành phố

Miễn là bạn đến du lịch ở Béc-lin, du khách sẽ có “tour du lịch toilet” để chiêm ngưỡng loại hình toilet mới mẻ, độc đáo. Đây cũng là cách quảng bá cho “dịch vụ” của Hans Wahl.

Thứ ba, voucher (phiếu giảm giá)

Hans Wahl cũng hợp tác với nhiều nhà hàng có nhu cầu quảng bá thương hiệu. Mỗi người khi đi vệ sinh sẽ nhận được một voucher, chương trình giảm giá đồ ăn. Tận dụng tới mối liên kết giữa nhà hàng và nhà vệ sinh.

Thứ tư, quảng cáo qua giấy vệ sinh

Các quảng cáo được in lên giấy vệ sinh, với người dân Đức có thói quen đọc báo trong nhà vệ sinh. Bạn chắc chắn sẽ nhìn quảng cáo trên giấy vệ sinh đang cầm trong tay.

Lợi nhuận của công ty

Phí quảng cáo hàng năm Hans Wahl thu về rơi vào 753 tỷ đồng. Mô hình kinh doanh của ông cũng được công nhận là công ty kinh doanh sáng tạo nhất. Hans Wahl đang không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh và phát triển sang các quốc gia khác.


© 2025 | Tạp chí NƯỚC ĐỨC



 

Bài liên quan